(HBĐT) - Song song cùng việc học văn hóa, phát triển năng khiếu, vui chơi, thể thao, giải trí… thì việc giáo dục kỹ năng sống (KNS) là điều rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi trẻ em. Những KNS sẽ là hành trang giúp trẻ dễ dàng thích nghi với môi trường xung quanh, hòa đồng với mọi người, chủ động xử lý, vượt qua được các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày.


Học sinh trường TH&THCS Cuối Hạ (Kim Bôi) tham gia cuộc thi vẽ tranh tìm hiểu về tật khúc xạ, từ đó có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Những năm qua, tỉnh không ngừng quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhiều hoạt động ngoại khóa về giáo dục KNS, kỹ năng tự bảo vệ bản thân được các cấp, ngành, địa phương triển khai thường xuyên, đặc biệt là những nội dung quy định về an toàn giao thông, kỹ năng an toàn trong môi trường nước, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng tránh tai nạn thương tích… Sở LĐ-TB&XH thường xuyên phối hợp các nhà trường tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục KNS, bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh với hình thức đa dạng, phong phú như: Thi vẽ tranh, thi nghi thức đội, thi tìm hiểu Luật Trẻ em, các quyền cơ bản của trẻ em, thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ cho trẻ em, rèn luyện KNS, phòng, chống tai nạn giao thông (TNGT), tai nạn thương tích…

Thời gian gần đây, thông tin về các vụ TNGT, đặc biệt là vụ TNGT xảy ra chiều 15/9 tại xã Cao Dương (Lương Sơn) và ngày 16/9 tại xã Xuất Hóa (Lạc Sơn), nạn nhân đều là học sinh trên đường đi học với hậu quả hết sức thương tâm khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng về sự an toàn của con em mình. Có 2 con đều trong độ tuổi đi học, vì tính chất công việc chị Nguyễn Thị Nhung, tổ 21, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) không thể đưa đón các con đến trường hàng ngày, 2 con phải đi học bằng xe đạp. Điều này khiến chị rất băn khoăn. Chị Nhung chia sẻ: "Để góp phần hạn chế tối đa các vụ TNGT xảy ra ở trẻ em, mỗi phụ huynh cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân. Với gia đình tôi, trước hết bố mẹ phải chấp hành nghiêm túc quy định về an toàn giao thông, cùng với đó là giáo dục con kiến thức về quy tắc, luật lệ đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, cho con sử dụng phương tiện giao thông đúng với lứa tuổi đã được quy định, hướng dẫn con kỹ năng điều khiển xe, phán đoán và xử lý tình huống trên đường, không lạng lách, đánh võng, đi đúng phần đường, làn đường, đúng tốc độ của từng loại xe…”.

Với sự phát triển của xã hội hiện đại cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng xã hội, bên cạnh những hiệu quả tích cực internet mang lại thì môi trường mạng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro khó lường, mối đe dọa bị tổn hại, nhất là đối với trẻ em. Một trong những rủi ro mà trẻ em có thể gặp khi sử dụng mạng xã hội không an toàn là: Nguy cơ tiếp xúc với thông tin xấu, độc hại, không phù hợp với độ tuổi; lộ thông tin cá nhân; bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ, đe dọa, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần… Theo đồng chí Nguyễn Thị Linh Ngọc, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, không thể phủ nhận lợi ích internet mang đến cho con người. Với những đối tượng là trẻ em giúp các em được tiếp cận với kho tàng kiến thức khổng lồ, nguồn thông tin hữu ích, phương pháp học tập tích cực, kết nối bạn bè… Tuy nhiên, khi các con chưa được định hướng rõ ràng và các bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm, bảo ban, nhắc nhở con em mình thì internet, mạng xã hội tồn tại nhiều mặt trái có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và tâm lý của trẻ. Trong đó có thể kể đến là: trẻ xao nhãng không tập trung học tập; tham gia một số trò chơi bạo lực làm thay đổi tâm lý, có thể trở nên hung hãn hay có cách cư xử không chuẩn mực; bị lợi dụng xâm hại về hình ảnh… Bởi vậy, rất cần có sự phối hợp hiệu quả, chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần giáo dục, định hướng, giám sát chặt chẽ việc sử dụng mạng xã hội của con em mình. Nhà trường phải hướng dẫn, cảnh báo trẻ tiếp cận, sử dụng mạng xã hội an toàn, bổ ích nhất. Các ngành, đơn vị liên quan phải có giải pháp cụ thể để ngăn chặn những ứng dụng, trang web có nội dung tiêu cực…

Gia đình, cụ thể là các bậc phụ huynh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng, trang bị KNS cho trẻ em bởi gia đình là trường học đầu tiên của trẻ. Bên cạnh đó là sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương, nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện KNS, giúp trẻ tự tin vào chính bản thân mình, ứng xử phù hợp, học tập hiệu quả, phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức, trở thành công dân có ích.

Linh Nhật

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục