(HBĐT) - Tháng 10/2014, Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ bắt đầu xuất hiện tại tỉnh ta, đến nay đã lôi kéo được khá đông người tham gia. Lực lượng chức năng đã phát hiện, lập biên bản những trường hợp tụ tập đông người trái phép để tuyên truyền về hoạt động của Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ. Nhiều người dân đã phải "cầu cứu” đến cơ quan chức năng vì người thân tham gia Hội này có các biểu hiện kỳ quái, hành vi trái với thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây mâu thuẫn gia đình, có xu hướng bỏ nhà đi theo Hội. Thực tế cho thấy, nếu những "chiếc vòi bạch tuộc” này không nhanh chóng được chặt đứt, người dân không được tuyên truyền để nâng cao cảnh giác thì "dịch bệnh” lây lan sẽ gây ra rất nhiều nguy hại, bất an cho xã hội.
Một buổi sinh hoạt của Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ. Ảnh minh họa
Kỳ I - Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ và quá trình
xâm nhập vào tỉnh ta
Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ có nguồn gốc từ Hàn Quốc,
được du nhập vào Việt Nam bằng hình thức du lịch, phương thức tuyên truyền đạo
chủ yếu thông qua hoạt động bán hàng đa cấp kết hợp với tuyên truyền đạo trái
phép vào người dân. Tại Hòa Bình, Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ bắt đầu xuất hiện
vào tháng 10/2014 và đang có dấu hiệu lan rộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh
trật tự.
Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ là gì?
"Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ không phải là một tổ chức,
hệ phái của đạo Tin lành” - Đó là điều đầu tiên mà đồng chí Nguyễn Trường Sơn,
Trưởng phòng Tôn giáo, Sở Nội vụ khẳng định khi trao đổi về tà giáo này.
Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng, Hội Thánh Đức Chúa
Trời Mẹ có một số giáo lý gần giống với giáo lý đạo Tin lành khiến nhiều người
nhầm lẫn đây là một nhóm Tin lành chính thống. Ví dụ như giáo lý Tin lành kêu
gọi hiến dâng 1/10 tiền lương, lợi tức trong công việc cho Chúa nhưng là hình
thức tự nguyện, không ép buộc, việc thu chi tài chính có thủ quỹ, báo cáo thu
chi rõ ràng. Giáo lý Tin lành cũng không lập bàn thờ tổ tiên nhưng trong 10
điều răn của Chúa đã dạy là phải hiếu kính cha mẹ...Theo số liệu thống kê của
Sở Nội vụ, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có khoảng 80 tín đồ theo đạo Tin lành
(đã trải qua nghi lễ Bắptem khi có đủ tuổi để hiểu biết các lẽ đạo và nhất là
phải ăn ở trong sạch, không được phạm tội - PV). Ngoài ra, còn có hàng trăm
người bị ảnh hưởng các hệ phái Tin lành nhưng chưa chính thức tham gia. Cần
phân biệt rõ rằng, Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ không phải là một hệ phái của đạo
Tin lành.
Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ có nguồn gốc từ Hàn Quốc,
được thành lập năm 1964. Điều đáng nói là ngay tại nơi Hội này được khai sinh
ra, các Hội thánh của Hàn Quốc đã tuyên bố "Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” là một
tà giáo và cảnh báo các tín hữu cẩn thận với hoạt động của tà giáo này.
Sở dĩ các Hội thánh nhận định đây là một tà giáo vì
trong giáo lý của Hội thánh này tin rằng Ahnsahnghong là đấng Christ (Chúa Giê
- su) đến thế giới lần 2 theo lời tiên tri trong Kinh thánh nên khi cầu nguyện
phải nhân danh đấng Christ Ahnsahnghong chứ không phải Đức chúa trời. Họ chia
sự cứu rỗi ra làm 3 thời kỳ và con người được cứu rỗi là do Đức chúa con và Đức
chúa mẹ. Trong các nghi lễ của hội này không có tượng thánh.
Nghi lễ đầu tiên để chính thức gia nhập Hội chính là
Lễ vượt qua với việc phải uống một thứ nước màu đỏ và ăn một loại bánh (tượng
trưng cho máu và thịt của Chúa – PV). Hội thường tổ chức sinh hoạt tại các tổ
nhóm hay còn gọi là Sion vào tối thứ 3 và thứ 7 hàng tuần.
Thời gian gần đây, Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ có nhiều
hoạt động vụ lợi, mê tín dị đoan, gây hoang mang dư luận. Trao đổi về vấn đề
này, đồng chí Nguyễn Trường Sơn, Trưởng phòng Tôn giáo, Sở Nội vụ cho biết: Hội
Thánh Đức Chúa Trời Mẹ đang thực hiện việc lôi kéo, tuyên truyền những hoạt
động mê tín, tiêu cực, lệch chuẩn xã hội. Đối tượng mà hội tìm đến là học sinh,
sinh viên, nhóm người có hoàn cảnh éo le, bế tắc trong cuộc sống (hộ nghèo,
bệnh hiểm nghèo, đã ly hôn, vỡ nợ... - PV). Tà giáo này tuyên truyền rằng con
người sinh ra là do Đức Chúa trời, cha mẹ chỉ là thân xác già nua không có giá
trị. Thậm chí họ còn tuyên truyền về "Ngày tận thế” gây hoang mang, hoảng sợ.
Nếu ai vào Hội sớm và cung phụng, làm theo những điều tà đạo này sai khiến thì
sẽ được Chúa Trời che chở cho sống hạnh phúc, không bệnh tật. Đáng nói, khi
tham gia Hội sẽ phải tuân theo các "tà luật” quái đản, trái với thuần phong mỹ
tục như: không thờ cúng tổ tiên, không ăn đồ cúng, không coi trọng và chăm sóc
bố mẹ, hạn chế tắm rửa, phải đóng góp tiền cho Hội....
Quá trình xâm nhập và lôi kéo người dân tỉnh ta tham
gia
Theo hồ sơ tại cơ quan chức năng, đối tượng đưa tà đạo
Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ vào tỉnh ta là Bùi Thị H. (SN 1982, hiện trú tại tổ
21, đường Bùi Thị Xuân, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình). Tháng 10/2014, H. là
sinh viên đại học, tham gia bán hàng đa cấp bị thua lỗ phải bán nhà, bán đất
trả nợ. H. đã gia nhập Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ tại Hà Nội. Bỏ học, trở về
Hòa Bình, H. bắt đầu lôi kéo, dụ dỗ mọi người tham gia. Đáng nói, bố đẻ, mẹ đẻ
và em gái ruột đã bị H. dụ dỗ, lôi kéo tham gia tà giáo này. H. trực tiếp thực
hiện việc tuyên truyền, dụ dỗ người dân ngay tại nhà riêng ở phường Hữu Nghị,
TP Hòa Bình.
Qua công tác nắm tình hình, phát hiện hoạt động tuyên
truyền tà đạo trái phép của đối tượng H., chính quyền địa phương, lực lượng
chức năng đã nhiều lần tuyên truyền, nhắc nhở, yêu cầu đối tượng chấm dứt việc
tuyên truyền tà đạo trái phép. Tuy nhiên, khi chính quyền kiểm tra, xử lý
"căng” thì đối tượng lại "dạt” đến các huyện khác, tỉnh khác tuyên truyền, một
thời gian sau lại quay về nhà. Hiện nay, lực lượng chức năng đã phát hiện H. và
các đối tượng tham gia tà giáo lôi kéo, rủ rê người dân ở các địa phương tham
gia như: Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn... Đặc biệt, khi số lượng người
theo khá đông, H. đã tập trung đông người tại nhà, sinh hoạt tà giáo trái phép.
Cụ thể, vào cuối tháng 3/2018, tổ công tác liên ngành
của UBND phường Hữu Nghị đột xuất kiểm tra nhà đối tượng H. Tại thời điểm kiểm
tra, phát hiện Bùi Thị H. đang tụ tập đông người (34 người - PV) và tổ chức
sinh hoạt tôn giáo trái phép với các hoạt động như: đọc kinh, xem băng đĩa hình
tuyên truyền về hoạt động Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ. Trong số 34 người tham
gia sinh hoạt Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ có 12 nam, 22 nữ. Đặc biệt lưu ý có
một số cặp mẹ - con, có 6 học sinh trường THCS Lý Tự Trọng và học sinh một số
trường trên địa bàn TP Hòa Bình. Ngay khi phát hiện vụ việc, lực lượng chức
năng đã lập biên bản làm việc, yêu cầu giải tán ngay việc tụ tập đông người và
yêu cầu đối tượng H. không được sinh hoạt tôn giáo trái phép. Tuy nhiên, H.
không hợp tác, không ký biên bản, không xác nhận việc sinh hoạt tôn giáo trái
phép. Những người tham gia sinh hoạt trái phép chấp hành giải tán nhưng khoảng
30 phút sau khi cơ quan chức năng dời đi thì lại tụ tập về nhà H. để tiếp tục
sinh hoạt, tuyên truyền các hoạt động của Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ.
Theo hồ sơ tại cơ quan công an, đối tượng tham gia Hội
Thánh Đức Chúa Trời Mẹ tại tỉnh ta chủ yếu là lao động tự do và có cả giáo viên
(trường tiểu học Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn và trường THPT Phú Cường, huyện Kỳ
Sơn), tuổi đời đa phần khá trẻ.
Trao đổi với chúng tôi, thượng tá Phí Mạnh Thành, Phó
trưởng phòng PA 88, Công an tỉnh cho biết: Thời gian qua, chúng tôi nhận được
khá nhiều phản ánh, bức xúc và lo lắng của người dân về việc có người thân tham
gia Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ. Số lượng người tham gia Hội này thời gian gần
đây tăng nhanh. Những người tham gia thường có xu hướng thay đổi tính nết, tinh
thần không minh mẫn, bỏ bê công việc, dời xa gia đình, có các hành vi trái với
phong tục tập quán. Một số trường hợp có nguy cơ dời bỏ gia đình đến ăn ở, sinh
hoạt cùng các thành viên trong Hội, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Hoạt động
của Hội gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân, ảnh hưởng đến ANTT trên địa
bàn. Trước tình hình này, Công an tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo Công an
các huyện tăng cường nắm tình hình, tham mưu chính quyền địa phương chủ động
trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo. Nâng cao nhận thức người dân,
không nghe theo luận điệu tuyên truyền của Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ, không để
hình thành các điểm Shion mới tại các huyện gây phức tạp tình hình ANTT. Đồng
thời khuyến khích, vận động người dân kịp thời tố giác nếu phát hiện có những
biểu hiện tuyên truyền hoạt động của tà giáo này cũng như báo với chính quyền
địa phương, cơ quan chức năng khi có người thân tham gia Hội Thánh Đức Chúa
Trời Mẹ.
Ngọc Minh
Kỳ 2: Tự vệ trước vòng xoáy Hội Thánh Đức Chúa Trời
Mẹ.
Trước những diễn biến phức tạp liên quan đến hoạt động
Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ, BTV Tỉnh ủy đã có công văn chỉ đạo về vấn đề này.
Cụ thể, BTV Tỉnh ủy yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh; Đảng đoàn các đoàn thể
CT-XH; Ban Dân vận Tỉnh ủy; các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tăng
cường công tác nắm tình hình, tuyên truyền vận động nhân dân không tham gia các
hoạt động tôn giáo trái phép. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hoạt động tín
ngưỡng tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, phân biệt rõ các
nhóm, tổ chức tự xưng "Hội Thánh Đức Chúa Trời” có biểu hiện phản văn hóa, lệch
chuẩn đạo đức xã hội, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật với các tổ
chức Tin lành có tên gọi tương tự để có biện pháp giải quyết và quản lý phù hợp
theo quy định của pháp luật. Kịp thời báo cáo tình hình và tham mưu cho Thường
trực Tỉnh ủy để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đảm bảo quy định, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Thời gian qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ cháy tại các chung cư, nhà cao tầng gây thiệt hại lớn về người, tài sản. Đặc biệt, vụ cháy tại chung cư Carina ở quận 8 (TP Hồ Chí Minh) ngày 23/3 vừa qua làm 13 người chết, 39 người bị thương.
(HBĐT) - Thực hiện Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện (TTTTN) về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 (Đề án 500) của Chính phủ, tỉnh Hoà Bình có 32 đội viên được phân về 2 huyện Kim Bôi và Đà Bắc. Nhìn lại nửa chặng đường Đề án đã qua, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận vẫn còn đó trăn trở, băn khoăn...
(HBĐT) - Hiện nay, số lượng người lao động trong khu vực nông nghiệp (NN) của tỉnh chiếm khoảng 70% tổng số lao động toàn tỉnh. Mỗi năm, tỉnh đặt mục tiêu tạo việc làm mới cho khoảng 16.000 lao động. Như vậy có thể thấy, nhu cầu đào tạo nghề NN cho lao động nông thôn (LĐNT) là rất lớn. Cùng với áp lực về số lượng, công tác đào tạo nghề NN cho LĐNT đang đứng trước nhiều thách thức để nâng cao hiệu quả, từ đó tiếp thêm động lực cho quá trình tái cơ cấu ngành NN gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM).
(HBĐT) - Thực phẩm không an toàn vẫn hiện hữu trong đời sống hàng ngày của người dân, ảnh hưởng đến sức khỏe và là nguyên nhân gây nhiều bệnh lý nguy hiểm. Sử dụng thực phẩm ô nhiễm có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính với các triệu chứng dễ nhận thấy, nhưng cũng có thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc gây dị tật, dị dạng cho các thế hệ sau. Một số hóa chất độc hại, độc tố vi nấm, vi khuẩn và độc tố vi khuẩn nhiễm vào thức ăn, nước uống tuy ở liều lượng thấp nhưng với thời gian dài cũng có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư hoặc rối loạn chức năng thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn của cơ thể.
(HBĐT) - Mùa xuân là mùa của lễ hội. Sau Tết Nguyên đán, hàng loạt lễ hội lớn, nhỏ diễn ra khắp các huyện, thành phố. Lễ hội đã trở thành loại hình văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong đời sống tinh thần, tâm linh. Năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 54 lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao được đăng ký tổ chức. Tính đến ngày 10/3 đã có 47 lễ hội tổ chức, trong đó, 3 lễ hội cấp huyện được phục dựng và 44 lễ hội cấp xã, thôn, bản. Tiêu biểu là các lễ hội dân gian như: lễ hội ở 4 Mường Bi, Vang, Thàng, Động của dân tộc Mường; lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông; lễ hội cầu Mường của dân tộc Tày; lễ hội Xên bản, Xên mường của dân tộc Thái; lễ hội tâm linh như: chùa Tiên (Lạc Thủy), đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc)...
(HBĐT) - Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, công tác dân vận của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới theo phong cách "trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thể chế hóa kịp thời, phù hợp với thực tiễn của tỉnh, đem lại niềm tin cho nhân dân, góp phần tích cực vào việc củng cố, xây dựng mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ngày càng chặt chẽ. Tuy nhiên, trong tình hình mới, việc thực hiện công tác dân vận chính quyền vẫn còn nhiều thách thức.