Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 01/QĐ-TTg, ngày 3/1/2023 (Đề án 01) có mục tiêu tổng quát là: Phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thành viên và người lao động trong hợp tác xã. Nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể. Phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, khởi nghiệp sáng tạo của hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
Tổ hợp tác ớt rừng Phú Lương, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) có 25 thành viên là phụ nữ tham gia, thu nhập mỗi tháng đạt từ 5 - 6 triệu đồng/người.
Triển khai đề án với mục tiêu rõ nét
Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 01/QĐ-TTg, ngày 3/1/2023 (Đề án 01) có mục tiêu tổng quát là: Phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thành viên và người lao động trong hợp tác xã. Nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể. Phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, khởi nghiệp sáng tạo của hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
Ngày 17/3/2023, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức hội nghị khởi động Đề án 01, đồng thời phát động cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2023 nhằm thực hiện Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025". Với vai trò tham mưu và là lực lượng chính, nòng cốt thực hiện đề án, Hội LHPN tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Theo đó, kế hoạch thực hiện đề án đề ra các mục tiêu: Nâng cao nhận thức cho cán bộ Hội các cấp, hội viên, phụ nữ và người dân về đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, phát triển hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; phát huy nội lực, tinh thần sáng tạo khởi nghiệp của hội viên, phụ nữ trong các hợp tác xã, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới; hướng đến việc phát triển, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ một cách hiệu quả, bền vững với nhiều mô hình liên kết, hợp tác, thu hút hội viên, phụ nữ, nông dân, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân và tổ chức tham gia mô hình kinh tế tập thể, mô hình hợp tác xã; nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành có liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã của tỉnh Hoà Bình.
Tiếp thêm động lực cho các mô hình phát triển kinh tế tập thể
Tính đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 570 hợp tác xã, trong đó có 210 hợp tác xã do phụ nữ làm chủ (chiếm 36,8%). Riêng giai đoạn 2022 - 2024, toàn tỉnh có 145 hợp tác xã được thành lập, có 65 hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý; tạo việc làm cho hơn 1.200 lao động nữ. Trong 2 năm vừa qua, Hội LHPN các cấp trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ thành lập mới 12 hợp tác xã và hơn 30 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, giải quyết việc làm cho hơn 800 lao động nữ. Điều đó cho thấy vai trò của phụ nữ trong việc tham gia điều hành, quản lý mô hình phát triển kinh tế tập thể ngày càng rõ nét. Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ và tham gia quản lý thực hiện hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: nông, lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông, lâm sản, thủy sản, dịch vụ, thủ công nghiệp, thương mại…
Việc hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý được Hội LHPN các cấp thực hiện bằng nhiều hoạt động thiết thực như: Hỗ trợ hoàn thiện thủ tục pháp lý để thành lập mô hình; xây dựng kế hoạch kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, tiếp cận nguồn lực từ các tổ chức phi chính phủ, cá nhân đầu tư vào hoạt động mô hình. Ngoài ra, đại diện nữ quản lý các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác còn được hỗ trợ tham gia cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo do các cấp, các ngành tổ chức nhằm tạo cơ hội phát triển mô hình về cả quy mô và chất lượng sản phẩm thông qua các hoạt động của cuộc thi. Việc hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ, hỗ trợ tham gia sàn thương mại điện tử, xây dựng tem nhãn, bao bì sản phẩm được Hội LHPN các cấp quan tâm và tổ chức thực hiện hiệu quả, có chiều sâu, giúp cho hợp tác xã và các mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ có thêm động lực để phát triển, qua đó tăng trưởng về quy mô, chất lượng sản phẩm.
Mô hình kinh tế tập thể, trong đó có hợp tác xã do phụ nữ làm chủ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, vì vậy trong những năm tiếp theo, Hội LHPN tỉnh tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan đề ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt Đề án 01, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho các mô hình kinh tế tập thể, đặc biệt là hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý phát triển hiệu quả, bền vững, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và khẳng định vai trò của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế làm giàu cho quê hương, đất nước.
Vẫn còn những khó khăn, thách thức
Đồng chí Hoàng Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Việc củng cố, thành lập các hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hợp tác xã do phụ nữ làm chủ còn khá khiêm tốn. Số lượng hợp tác xã ít, số hợp tác xã hoạt động hiệu quả cũng chưa nhiều và chưa có sức lan tỏa.
Việc thành lập, duy trì hoạt động hiệu quả của hợp tác xã như mục tiêu của đề án là điều không dễ đối với tổ chức Hội. Vì vậy chỉ nên phát triển từ việc thành lập tổ liên kết, tổ hợp tác, sau đó tiến dần lên hợp tác xã nếu hội đủ điều kiện. Bởi lẽ, hợp tác xã hoạt động theo luật với những quy định chặt chẽ.
Hiện công tác tuyên truyền, vận động để thành lập hợp tác xã qua các kênh của Hội Phụ nữ rất tốt. Nhưng cái khó hiện nay là trình độ, vốn, vấn đề liên kết, phương án sản xuất, kinh doanh phải tạo ra lợi nhuận. Đồng thời, khi làm ra sản phẩm phải đảm bảo tính ổn định, lâu dài. Đây đều là những thách thức lớn đối với phụ nữ hiện nay.
Tuy nhiên, Đề án 01 khuyến khích các hợp tác xã có phụ nữ tham gia làm công tác quản lý và điều hành chứ không bắt buộc phải thành lập hoàn toàn mới 100%. Do vậy, chúng tôi xác định dựa vào các hợp tác xã đã có, đồng thời cơ cấu, vận động cán bộ Hội Phụ nữ các cấp cùng tham gia làm thành viên; bố trí cán bộ phụ nữ bán chuyên trách tham gia ban giám đốc để triển khai các hoạt động, dịch vụ…
Đặc biệt, chúng tôi mong muốn các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện quan tâm tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản trị, kiến thức sản xuất, kinh doanh cho đội ngũ cán bộ quản lý là phụ nữ tại các hợp tác xã và tổ hợp tác, đồng thời hỗ trợ thủ tục pháp lý thành lập mới các mô hình này. Ngành chức năng của tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý tiếp cận khoa học công nghệ, nhân rộng mô hình hiệu quả, phối hợp liên kết, chia sẻ dữ liệu về hợp tác xã và chuỗi giá trị nông sản…
Hồng Duyên
Hỗ trợ để các hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý hoạt động hiệu quả
Phạm Thị Phương
Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hòa Bình
Thời gian qua, Hội LHPN thành phố Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý. Qua đó góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương, đồng thời giúp phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, khởi nghiệp sáng tạo của hội viên, phụ nữ trên địa bàn.
Để đạt mục tiêu đề ra, Hội LHPN thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ nâng cao nhận thức về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Trong đó chú trọng khuyến khích các cấp Hội đổi mới, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng về lợi ích của kinh tế tập thể, hợp tác xã; vận động hội viên, phụ nữ áp dụng biện pháp chuyển đổi số trong hoạt động kinh tế tập thể, hợp tác xã; đẩy mạnh các hoạt động tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình trong tổ chức thực hiện đề án.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ khảo sát, nghiên cứu để tiếp tục có sự hỗ trợ phù hợp đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý, đồng thời chú trọng phát triển thêm hợp tác xã có ngành nghề phù hợp với thế mạnh của phụ nữ gắn với đặc thù địa phương.
Cùng với đó, chú trọng hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, mở rộng thành viên; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh, đăng ký sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm sản xuất, sản phẩm chủ lực là đặc sản của địa phương nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh trên thị trường…
Sản phẩm thuốc nam của hợp tác xã được nhiều người biết đến hơn
Bùi Thị Ngọc
Giám đốc HTX thuốc nam Ngọc Sáng (Cao Phong)
Để có được thành công của hợp tác xã hiện nay có sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của Hội LHPN các cấp. Hội LHPN đã hỗ trợ hoàn thiện thủ tục pháp lý để thành lập mô hình hợp tác xã; xây dựng kế hoạch kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Ngoài ra, chúng tôi còn được hỗ trợ tham gia cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo, từ đó tạo cơ hội phát triển mô hình cả về quy mô và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, thành viên hợp tác xã được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng; hỗ trợ cấp tem truy xuất nguồn gốc miễn phí và được kết nối tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại ở khu vực phía Bắc. Chính những lần tham gia hội chợ đã giúp thương hiệu Hợp tác xã thuốc nam Ngọc Sáng được nhiều người biết đến hơn.
Hợp tác xã đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên, hội viên phụ nữ. Mỗi thành viên thu nhập bình quân 8 - 10 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, hợp tác xã giúp đỡ 20 chị em tại địa phương có việc làm thời vụ, thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.
Thời gian tới, hợp tác xã tiếp tục liên kết với người dân để thu mua dược liệu. Song song với đó mở rộng vùng nguyên liệu hơn 1 ha, trồng các dược liệu quý. Đồng thời, tiếp tục vận động, liên kết với người dân mở rộng quy mô trồng dược liệu để tạo thêm việc làm cho người lao động tại địa phương.
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên quý giá, có khả năng tái tạo, có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế và đời sống người dân. Đối với tỉnh Hòa Bình, thủy sản được nuôi trồng chủ yếu ở khu vực lòng hồ sông Đà. Đây không chỉ là nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng phục vụ đời sống hàng ngày mà còn tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân vùng hồ. Bởi vậy, việc tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là trên lưu vực sông Đà không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương mà cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người dân.
(HBĐT) - Để người lao động (NLĐ) không vi phạm pháp luật và tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì trước tiên NLĐ phải được trang bị, hiểu biết về pháp luật và các quy định liên quan. Do đó, Công đoàn tỉnh xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là nhiệm vụ quan trọng. Hàng năm, các cấp Công đoàn trong tỉnh chú trọng xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức tuyên truyền giúp NLĐ dễ tiếp cận thông tin, nắm vững kiến thức.
(HBĐT) - Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn nạn không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ khi vụ việc vẫn thường xảy ra. Các hành vi XHTD trẻ em đều gây tổn thương, hậu quả nặng nề, lâu dài về cả thể chất, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD là vấn đề cần quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội.
(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân.
(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.
(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.