(HBĐT) - Tính đến hết tháng 8/2022, toàn tỉnh có 1.144 đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN với số tiền trên 88,5 tỷ đồng, chiếm trên 3% kế hoạch giao. Theo chỉ tiêu giao đến hết năm 2022, tỷ lệ nợ toàn tỉnh còn 2,65%. Như vậy, những tháng cuối năm ngành BHXH phải đôn đốc, thu hồi số nợ khá lớn.
Cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Tân Lạc đối chiếu để trích nộp đối với các đơn vị sử dụng lao động.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: Trong tổng số nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN có trên 27,8 tỷ đồng của 140 đơn vị thuộc diện nợ khó thu hiện không còn lao động, gồm 20 đơn vị phá sản, 89 đơn vị dừng hoạt động, 30 doanh nghiệp có chủ bỏ trốn và 1 đơn vị giải thể. Những đơn vị dừng hoạt động từ lâu nhưng không thể xóa nợ nên vẫn ghi nhận số nợ trong hệ thống. Số nợ này đã đẩy tỷ lệ nợ của toàn tỉnh lên khá cao. Bên cạnh nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan là chưa quyết liệt trong triển khai thực hiện các giải pháp đôn đốc thu hàng tháng, công tác rà soát dữ liệu cơ quan thuế, Sở KH&ĐT.
Để hoàn thành chỉ tiêu về thu và thu nợ, vừa qua, BHXH tỉnh ban hành Công văn số 1308/BHXH-QLT gửi BHXH các huyện về việc tăng cường công tác đôn đốc thu, giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHXH tỉnh yêu cầu BHXH các huyện thực hiện báo cáo, tham mưu HĐND, UBND huyện, thành phố, Ban chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đôn đốc thu, thu nợ đạt hiệu quả. Trong đó, tăng cường công tác phối hợp liên ngành, thanh tra, kiểm tra và theo dõi, xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Tăng cường thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, đột xuất về đóng BHXH, BHYT, BHTN, kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN để làm cơ sở lập hồ sơ gửi cơ quan điều tra kiến nghị khởi tố đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách đơn vị sử dụng lao động nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN kéo dài. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và thực hiện rà soát, xác định số lao động chưa tham gia hoặc tham gia gia chưa đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN, dừng đóng theo đúng quy định đối với đơn vị giải thể, phá sản, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh (nếu có), đôn đốc để đơn vị đóng tiền, chốt số tiền phải đóng và tiền lãi chậm đóng đến thời điểm đơn vị ngừng hoạt động theo quy định. Chủ động, tích cực triển khai các giải pháp đôn đốc, thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN với các giải pháp đôn đốc đơn vị thực hiện trích nộp đầy đủ hàng tháng, kịp thời đôn đốc thu tiền chậm đóng, không để phát sinh chậm đóng sau thanh tra, kiểm tra hoặc chậm đóng số nợ lớn, thời gian kéo dài. Phân công trách nhiệm đối với lãnh đạo, cán bộ chuyên quản bám sát tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh các đơn vị có số lao động, số tiền thu lớn, xây dựng kế hoạch đôn đốc thu, thu nợ trên cơ sở danh sách các đơn vị chậm đóng số tiền lớn (chiếm 80% số tiền chậm đóng của địa bàn quản lý).
Đồng chí Nguyễn Ngọc Dương, Giám đốc BHXH huyện Tân Lạc cho biết: Hiện nay, số đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện hơn 3 tỷ đồng. Trong đó có các đơn vị thuộc diện khó đòi hoặc khoanh nợ là Công ty CP cồn và tinh bột Phú Mỹ 386 triệu đồng, Công ty may Hồ Gươm và Sung IL Vina 590 triệu đồng. Để hoàn thành chỉ tiêu giảm nợ đọng, trong thời gian tới chúng tôi thực hiện nghiêm túc quy trình thu của BHXH Việt Nam ban hành, thường xuyên đối chiếu để trích nộp với các đơn vị để xác định số tiền phải trích nộp hàng tháng, yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng quy định. Đề nghị BHXH tỉnh tiến hành thanh tra đột xuất đối với đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN từ 3 tháng trở lên.
Việt Lâm
(HBĐT) - Nhằm khuyến khích người dân thanh toán và nhận chế độ không dùng tiền mặt (KDTM), Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán KDTM. UBND tỉnh ban hành Công văn số 1177/UBND-KGVX về đẩy mạnh chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán KDTM. BHXH Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc chi trả dịch vụ an sinh xã hội qua phương tiện thanh toán KDTM. BHXH tỉnh giao chỉ tiêu BHXH huyện, phòng nghiệp vụ về việc vận động, khuyến khích người lao động (NLĐ) khi đến nộp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và người đang hưởng lương hưu trợ cấp BHXH nhận lương qua phương tiện thanh toán KDTM.
(HBĐT) - Tính đến tháng 5/2022, toàn tỉnh có trên 91 nghìn người tham gia BHXH, đạt 19% so với lực lượng trong độ tuổi lao động. Trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện trên 13 nghìn người, đạt 3% so với lực lượng trong độ tuổi lao động; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên 69 nghìn người, đạt 14,2% so với lực lượng trong độ tuổi lao động. Số người tham gia BHYT trên 771 nghìn người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân là 89% dân số.
(HBĐT) - Theo thống kê của BHXH huyện Lạc Sơn, trong năm 2021 có 1.425 người lao động (NLĐ) rút BHXH 1 lần với số tiền 37,6 tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu năm nay có 547 người rút với số tiền 11,8 tỷ đồng. Đây là địa phương có số người rút BHXH 1 lần cao nhất tỉnh. Như vậy, sẽ có gần 2.000 người có thể không có lương hưu, chế độ chính sách khi về già và phải nương dựa vào gia đình.
Với chủ đề "Bảo hiểm xã hội-điểm tựa của bạn và gia đình”, lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức chỉ trong ngày đầu trên toàn quốc (8/5) đã thu hút hơn 22 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và hơn 53 nghìn người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, khoảng 168 nghìn người được truyền thông, tư vấn, vận động trực tiếp...
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, sau 1 năm thông tuyến tỉnh khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú gia tăng mạnh ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh.
(HBĐT) - Đứng chân trên địa bàn huyện vùng cao khó khăn nhất của tỉnh, thời gian qua, BHXH huyện Đà Bắc đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, luôn thực hiện tốt các chính sách BHXH, BHYT, đảm bảo đầy đủ quyền lợi thụ hưởng cho người tham gia. Từ đó góp phần ổn định chính trị, xóa đói giảm nghèo, từng bước phát triển KT-XH trên địa bàn.