Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành quy trình đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.



Tuổi trẻ Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông (Hà Nội) hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính (Ảnh: nhandan.vn).

Quy trình đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công bao gồm các trường hợp: Tham gia lần đầu, chuyển từ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức và mức đóng đã đăng ký, đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện đăng ký tham gia.

Đối tượng áp dụng là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng tham gia theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp người tham gia được hỗ trợ thêm ngoài mức Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại tiết a, b, c, khoản 1, Điều 14, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015, chỉ áp dụng đối với trường hợp cấp tỉnh hoặc cấp huyện hỗ trợ tiền đóng theo mức chung cho tất cả người tham gia thuộc từng nhóm đối tượng trên địa bàn.



Các dịch vụ công trực tuyến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Quy trình đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người tham gia thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo gồm các bước cụ thể sau:

Bước 1: Người tham gia thực hiện kê khai đầy đủ, chính xác các trường thông tin theo mẫu Cổng Dịch vụ công và chịu trách nhiệm đối với nội dung kê khai.

Bước 2: Hệ thống phần mềm tự động kiểm tra, đối chiếu thông tin người tham gia kê khai để xác định nơi cư trú (cấp tỉnh, cấp huyện) với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, xác định đối tượng được nhà nước hỗ trợ mức đóng với dữ liệu người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo do cơ quan bảo hiểm xã hội theo dõi và xác định chính xác số tiền phải đóng để người tham gia nộp tiền trực tuyến.

Trường hợp xác định nơi cư trú không đúng, hoặc không thuộc đối tượng được nhà nước hỗ trợ mức đóng, phần mềm hiển thị thông báo cho người tham gia biết về địa chỉ cư trú chưa đúng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc thông tin chưa đúng với danh sách thuộc đối tượng được nhà nước hỗ trợ mức đóng để liên hệ với cơ quan Công an, cơ quan phê duyệt danh sách người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hướng dẫn, điều chỉnh. Sau đó, người tham gia thực hiện lại Bước 1, hoặc có thể đăng ký tham gia tại các tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hoặc tại cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 3: Người tham gia nộp tiền trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công, nhận Biên lai điện tử, nhận thông báo thời hạn trả sổ bảo hiểm xã hội theo quy định ngay khi giao dịch thành công.

Bước 4: Sau khi nhận được số tiền của người tham gia, Hệ thống phần mềm tự động xử lý hồ sơ.

Bước 5. Cán bộ của cơ quan bảo hiểm xã hội kiểm tra hồ sơ, dữ liệu, trình Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện ký số tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội điện tử hoặc in tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội bản giấy theo quy định, chuyển cán bộ tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 6: Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận dữ liệu hoặc tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội bản giấy, phát hành, trả kết quả cho người tham gia; kết thúc quy trình giải quyết trên Phần mềm tiếp nhận và quản lý hồ sơ.

Bước 7: Người tham gia nhận tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử hoặc sổ bảo hiểm xã hội bản giấy theo phương thức đã đăng ký.

Bên cạnh đó, quy trình đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người tham gia thuộc đối tượng khác cũng thực hiện các bước như trên. Nhưng trong trường hợp xác định nơi thường trú không đúng, hệ thống phần mềm hiển thị thông báo cho người tham gia biết về địa chỉ cư trú chưa đúng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để liên hệ với cơ quan Công an hướng dẫn, điều chỉnh, sau đó thực hiện lại Bước 1.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2022, toàn quốc có hơn 17,16 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng hơn 620 nghìn người so với hết năm 2021. Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có tăng so với cùng kỳ nhưng hiện vẫn giảm gần 90.000 người so với cuối năm 2021.

Để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trong năm 2022, ngành bảo hiểm xã hội cần phải phát triển hơn 2 triệu người. Trong đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc hơn 1 triệu người và bảo hiểm xã hội tự nguyện hơn 900 nghìn người.


Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


BHXH Việt Nam chỉ đạo triển khai quyết liệt đảm bảo đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh BHYT

Chiều 2/3, BHXH Việt Nam cho biết đã có công văn gửi BHXH các tỉnh, thành phố, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân chỉ đạo khẩn trương thực hiện các giải pháp triển khai Công điện số 72 của Thủ tướng để bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Chỉ thị số 34-CT/TU, ngày 17/1/2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh.

Chấn chỉnh việc đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu

Do phát hiện có hiện tượng đăng ký khám chữa bệnh ban đầu không đúng quy định, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có công văn gửi BHXH các tỉnh, thành phố về việc thực đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) ban đầu.

Linh hoạt, sáng tạo hình thức truyền thông phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm

(HBĐT) - Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là 2 chính sách trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Hai chính sách này ngày càng đi vào cuộc sống, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, góp phần đạt mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội một cách bền vững.

Hiệu quả trong tuyên truyền nhóm nhỏ ở xã Quang Tiến

(HBĐT) - Đầu năm 2020, thực hiện Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh, xã Quang Tiến (TP Hòa Bình) được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ dân số và diện tích xã Yên Quang và xã Phúc Tiến.

Bảo hiểm xã hội huyện Lương Sơn: Giải pháp hoàn thành chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm

(HBĐT) - Theo chỉ tiêu giao, năm 2022, BHXH huyện Lương Sơn phát triển đối tượng tham gia BHYT là 95.737 người, BHXH bắt buộc 24.300 người, BHXH tự nguyện 1.950 người. Đến đầu tháng 10/2022, số người tham gia BHYT là 81.615 người, BHXH bắt buộc 20.969 người, BHXH tự nguyện 772 người. Số tiền nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN trên 13,2 tỷ đồng, trong đó nợ kéo dài trên 5,9 tỷ đồng. Như vậy, trong gần 3 tháng cuối năm, nhiệm vụ BHXH huyện Lương Sơn phải phát triển trên 14 nghìn người tham gia BHYT, trên 3 nghìn người tham gia BHXH bắt buộc và trên 1 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục