Lớp học nhạc cụ dân tộc ở xóm Mùn, xã Địch Giáo luôn có đông người tham gia.

Lớp học nhạc cụ dân tộc ở xóm Mùn, xã Địch Giáo luôn có đông người tham gia.

(HBĐT) - Có một lớp học được dựng nên bởi tâm huyết của nhiều người mong muốn bảo tồn và phát huy nét độc đáo của văn hoá dân tộc. Nghệ nhân truyền dạy hay thế hệ sau khi đến lớp học đều mang trong mình tinh thần tự nguyện và lòng yêu mến, say mê.

 

Đó là lớp học nhạc cụ dân tộc Mường được tổ chức ở xóm Bui, xã Mãn Đức và xóm Mùn, xã Địch Giáo của huyện Tân Lạc. Là xóm thuần nông, có 121 hộ với trên 500 nhân khẩu, 100% hộ đều là dân tộc Mường. Đời sống kinh tế tuy còn khó khăn song người dân nơi đây luôn có ý thức vươn lên, đoàn kết xây dựng quê hương, bản làng văn hoá. Từ năm 2007 đến nay, xóm liên tục đạt danh hiệu Làng văn hoá cấp huyện. Cùng với đó, phong trào văn hoá, văn nghệ phát triển sâu rộng, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần cổ vũ, động viên bà con vững tin vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nghệ nhân Quách Văn Hợp, 54 tuổi, ở xóm Bui cho biết: Được sự nhất trí của Thường vụ Đảng uỷ, Thường trực HĐND - UBND xã, Ban văn hoá xã đã phối hợp với chi uỷ chi bộ, ban quản lý xóm tổ chức mở lớp học nhạc cụ dân tộc tại địa bàn. Bước đầu khai giảng lớp có 2 nghệ nhân và 5 học viên chính thức theo học. Do đặc thù khi mở lớp vào những tháng cuối năm, ngày mùa nên thường chỉ học vào buổi tối.

 

Những ngày đầu tiên không tránh khỏi khó khăn. Nghệ nhân do lâu ngày mới có dịp ôn luyện nên các bài và làn điệu có phần mai một. Học viên lại chưa từng làm quen với đàn, với sáo... nên đôi khi có tâm lý nản lòng. Song với sự cổ vũ nhiệt tình của xóm, xã và toàn thể nhân dân, lớp học đã thường xuyên được duy trì và đi vào nề nếp. Dần dà, học viên đã nhập tâm được các giai điệu. Thời gian đầu chỉ tổ chức học 3 buổi /tuần nhưng về sau khi các nghệ nhân và học viên đã “khớp” được với nhau thì tổ chức 7 buổi /tuần. Ngoài học viên theo học chính thức, số người khác tự nguyện tham gia học ngày một đông. Với phương châm “người biết nhiều dạy cho người biết ít, người biết ít dạy cho người chưa biết gì”, một phong trào theo học nhạc cụ dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở xóm Bui. đây, nghệ nhân không dạy bằng giấy bút và trực tiếp dạy và thực hành ngay trên những nhạc cụ, đồng thời khuyến khích những người tự làm cho mình nhạc cụ ống sáo, ống ôi.

 

Cùng thời gian với lớp học ở xóm Bui, lớp học nhạc cụ dân tộc Mường ở xóm Mùn, xã Địch Giáo cũng được mở thu hút sự tham gia của 3 nghệ nhân và hàng chục thanh niên, các bậc trung niên yêu thích các bộ môn nhạc cụ dân tộc. Học viên Bùi Văn Huynh, 25 tuổi chia sẻ: Trong số các loại nhạc cụ cò ke, tiêu dọc, sáo ngang, đàn, trống, phách, kèn gỗ thì nhạc cụ đàn là khó truyền dạy nhất. Tuy nhiên, để việc học thành công thì loại nhạc cụ nào cũng đòi hỏi người chơi phải có năng khiếu và sự nhẫn nại, kiên trì. Nghệ nhân Đinh Đức Yên, 58 tuổi ở xóm Mùn cho biết thêm: Để việc mở lớp đạt hiệu quả, các nghệ nhân vừa truyền thụ tới học viên những kiến thức cơ bản, vừa hướng dẫn sử dụng nhạc cụ trực tiếp.

 

Đáng mừng là sau gần 2 năm mở lớp, 100% học viên của 2 lớp đã thông thạo các làn điệu. Nghệ nhân và người học đã có thể hoà tấu cùng với nhau. Họ không chỉ tham gia giao lưu trong các buổi biểu diễn văn nghệ do xã tổ chức mà còn hình thành nên đội bản âm của xóm tham gia các chương trình hội diễn, giao lưu văn nghệ, biểu diễn trong các dịp lễ hội lớn như lễ hội Khai hạ Mường Bi.

 

Ông Bùi Ngọc Linh, Trưởng phòng VHTT huyện Tân Lạc đánh giá: Hai năm qua, cùng với việc mở lớp học nhạc cụ dân tộc, phòng VHTT huyện đã mở được 2 lớp học thường đang, bộ mẹng tại các xã. Đây chính là tiền đề cho việc bảo tồn văn hoá dân tộc, tạo mô hình điển hình tiên tiến nhân rộng ở các đơn vị xã, thị trấn, đồng thời góp phần khơi dậy nét văn hoá dân gian, đưa nét đẹp văn hoá Mường lên tầm cao mới.

 

                                                                                          Bùi Minh

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục