Bản Pom Cọong ( thị trấn Mai Châu) thu hút nhiều khách quốc tế đến tham quan.

Bản Pom Cọong ( thị trấn Mai Châu) thu hút nhiều khách quốc tế đến tham quan.

(HBĐT) - Thiên nhiên, không gian văn hóa, vùng đất và con người Mai Châu từ lâu nay đã ghi dấu ấn khó phai trong lòng du khách. Mai Châu mang lại cảm nhận nhẹ nhàng, thư thái cho những ai lần đầu ghé thăm; cảm giác đậm đà, đắm thắm rồi nhớ nhung da diết cho những ai đã từng đến vùng đất, hòa đồng với con người nơi đây.

 

Lần đầu tiên, tôi cảm nhận vùng đất Mai Châu là phố Vãng nên thơ và yên lành lúc ẩn, lúc hiện trong mây trắng, sương mờ từ Thung Khe nhìn xuống, là tình cảm đầm ấm, thân thiết trong không khí gia đình của người Thái Mai Châu. Tôi biết, anh Hà Văn Thiết, nhà ở bản Pom Cọong từ năm 1999 qua dăm, ba câu chuyện xã giao mà trở nên thân thiết. Về nhà anh, chúng tôi cùng xuống áo bắt cá, bắt gà trên nương, hái rau quanh nhà, cùng làm nấu ăn. Anh lấy chai rượu cất bằng lá cây rừng thết khách. Men rượu cay nhưng thơm ngát hương núi cùng câu những xung quanh cuộc sống, chuyện hàng xóm, phong tục dân tộc cứ trải dài suốt bữa ăn. Cơm nước xong, anh đưa tôi sang qua cánh đồng sang bản Lác (Chiềng Châu) xem đội văn nghệ múa sạp, thưởng thức rượu cần đêm hội.  Đêm ấy, tôi được hòa mình trong tiếng hát, tiếng tiếng khèn gọi bạn âm vang rừng núi, ngắm nhìn má em đỏ hồng bên ánh lửa bập bùng mà xao xuyến con tim. Từ đó, mỗi lần có dịp lên Mai Châu, tôi lại tới thăm gia đình anh Thiết để được quần tụ trong mái ấm gia đình, thưởng thức văn hóa người Thái. Bây giờ, anh Thiết không còn buôn bán nữa mà đã chuyển sang làm du lịch cộng đồng- cách làm du lịch phổ biến ở vùng đất Mai Châu hiện nay. Gia đình anh thường xuyên đón khách, khi thì sinh viên, khi khách quốc tế. Chị Hà -vợ anh như lúc nào cũng tất bật sửa soạn cơm nước, chuẩn bị đạo cụ cho đội văn nghệ xóm biểu diễn, may vá, thuê thùa. Bản Pom Cọong giờ cũng đã khác, có tới trên chục hộ làm du lịch, đường làng phong quang được bê tông sạch sẽ, nếp nhà sàn mộc mạc, tình cảm người dân địa phương vẫn nồng hậu như trước đây. Anh Thiết hỏi còn nhớ câu tỏ tình người Thái không? Ồng mặc noọng - tôi nói. Anh Thiết cười bảo, chú nhớ ghê thật. Anh tâm sự: Từ ngày làm du lịch, cuộc sống bà con trong bản đã được nâng lên nhiều. Bản Pom Cọong đã xây dựng những cơ sở thiết yếu như các công trình phụ, tôn tạo cảnh quan môi trường, giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống; thành lập các đội văn nghệ để biểu diễn, giao lưu và nấu các món ăn dân tộc phục vụ các đoàn du khách. Nhà anh Hà Văn Thiết đã trở thành điểm du lịch cộng đồng, có dịch vụ nghỉ dưỡng bình dân, bán các loại thổ cẩm, đồ dùng sinh hoạt đậm chất văn hóa Thái. Các sản phẩm khăn quàng cổ, áo thổ cẩm, váy xòe hoa, vải treo tường, dây đeo tay được làm từ bàn tay cô gái Thái tinh tế; lưỡi dao, cây nỏ được rèn rũa, đẽo gọt công phu, tỉ mỉ của những tràng trai người Thái hồn nhiên, mộc mạc từ lâu đã trở thành món quà lưu niệm cho du khách muôn nơi. Du khách cảm thấy thoải mái đắm mình trong không gian văn hóa đậm đà bản sắc, chan chứa tình người, được nghe các mế, các em dạy câu tỏ tình mà cảm thấy rộn rã thương yêu khắp núi rừng…

 

Mai Châu có những điều kiện "trời cho" để làm du lịch. Mai Châu đang tận dụng nguồn tài nguyên văn hóa, con người để làm du lịch theo cách riêng của mình. Huyện Mai Châu có đông đồng bào dân tộc sinh sống, là nơi hội tụ đan xen bản sắc văn hóa dân tộc, tạo nên những nét văn hóa độc đáo. Mai Châu có 12 di tích, danh thắng, trong đó có 5 di tích được Bộ VH-TT& DL công nhận là hang Khoài (Xăm Khòe), hang Chiều (thị trấn Mai Châu); hang Nhật, hang Láng, Mỏ Luông (Chiềng Châu). Mai Châu còn lưu giữ một kho tàng văn hóa văn nghệ dân gian phong phú với các lễ hội đặc trưng như lễ hội “cầu mưa”, “ chá chiêng” của dân tộc Thái, lễ hội “ gầu tào” của dân tộc Mông. Hàng chục năm trước, huyện Mai Châu đã có dấu ấn trên “bản đồ” du lịch, là địa điểm thăm quan, nghỉ dưỡng của các đoàn ngoại giao và du khách trong nước. Người Thái Mai Châu thích ứng khá nhanh với cơ chế mới. Từ chỗ phát triển tự phát, đến nay, loại hình các loại hình du lịch ở Mai Châu phát triển khá mạnh. Hiện nay, loại hình du lịch cộng đồng đã lan rộng ra các xã khác như bản Pom Coọng, Văn, (thị trấn Mai Châu); Bước- xã Xăm Khòe, Xô- xã Nà Mèo rồi các bản lẻ ở xã Piềng Vế, xã Hang Kia, Pà Cò, Mai Hịch… Riêng các bản Lác, Pom Cọong đã xây dựng các nội quy nhằm bảo đảm an ninh trật tự, giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc và thu các khoản lệ phí để nộp thuế và tái đầu tư nâng cấp các loại hình dịch vụ du lịch, đã trở thành điểm du lịch được các tổ chức, cá nhân đến tham quan, học tập. Ngoài thời gian làm du lịch, người dân vẫn tổ chức các hoạt động sản xuất, phát triển các ngành nghề nông nghiệp, cải thiện đời sống. Các bản du lịch không có hiện tượng tượng chèo kéo khách du lịch như ở một số điểm du lịch khác và tình hình an ninh an toàn. Toàn huyện hiện có 49 hộ kinh doanh du lịch cộng đồng. Trong đó, bản Lác 28 hộ, bản Pom Coọng 11 hộ, bản Văn 4 hộ, xã Piềng Vế 2 hộ, Nà Mèo 1 hộ, Hang Kia 1 hộ, Tân Mai 1 hộ. Cũng đã có nhiều công ty ở trong và ngoài tỉnh xác định Mai Châu là vùng du lịch trọng điểm đang xây dựng, tổ chức các tua, tuyến, đầu tư cơ sở kỹ thuật khai thác tiềm năng, lợi thế văn hóa của Mai Châu để phát triển các loại hình du lịch. Công ty CP Du lịch Thiên Minh đang đầu tư xây dựng khu du lịch Sang Tạm- xã Noong Luông trở thành điểm du lịch chất lượng cao. Hàng năm, huyện Mai Châu đóng khoảng 16.000 lượt khách du lịch, trên 4.000 lượt đoàn khách đến tham quan, nghỉ ngơi, doanh thu đạt từ 8-9 tỷ đồng, cải thiện đáng kể cuộc sống người dân.

 

Chắc hẳn không chỉ riêng tôi đến với Mai Châu, bạn sẽ được sống trong tình cảm yêu thương, thân thiện, hòa đồng của người dân. Dạo bước thăm các bản, làng trong chiều yên ả, nghe tiếng người mẹ Thái ru nôi, tiếng thoi đưa lách cách hòa trong tiếng rừng xôn xao mới mang lại cảm giác bình yên khôn tả. Đắm mình trong men rượu núi, nhìn người em gái Thái múa xòe, bước sạp như tiên nữ giáng trần, mắt đong đưa mời gọi như được sống trong cổ tích. Được khám phá những khu rừng cọ bát ngát, khu rừng nguyên sinh, nghe muông thú gọi bầy. Thưởng thức sản vật thiên nhiên cá dầm xanh sông Mã với bát canh cải xoong tinh sạch đầu nguồn suối Vạn Mai. Trò chuyện cùng đồng bào Mông hai xã Hang Kia- Pà Cò chan chứa tình người mộc mạc, nhâm nhi hương chè san tuyết tích tục sinh khí đất trời ngàn năm trong không khí mát mẻ mà thấy như tâm hồn bay bổng lên chốn thiên thai.

                                                                

                                                                       Lê Chung

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục