Toàn cảnh hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác lấy ý kiến tham gia Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại điểm cầu Hòa Bình.

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác lấy ý kiến tham gia Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại điểm cầu Hòa Bình.

(HBĐT) - Ngày 6/3, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố trong cả nước về công tác lấy ý kiến nhân dân tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 chủ trì hội nghị.

           

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có các đồng chí: Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, trưởng BCĐ lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Phó trưởng BCĐ tỉnh, đại diện cho Đoàn ĐBQH tỉnh, các thành viên BCĐ tỉnh, lãnh đạo một số ngành, các thành viên tổ giúp việc BCĐ.

           

Sau phần phát biểu khai mạc của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đại diện Bộ Tư pháp, đã báo cáo nhanh tình hình triển khai tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tính đến ngày 4/3/2013, đã có 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 17 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi báo cáo về tình hình tổ chức lấy ý kiến. Việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được các Bộ, ngành địa phương triển khai nghiêm túc, công khai, dân chủ, bám sát Nghị quyết, Kết luận của T.Ư, Chỉ thị của Bộ Chính trị và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Một số  Bộ, ngành, địa phương đã vận dụng sáng kiến mang tính sáng tạo để triển khai, thực hiện có chất lượng, hiệu quả hoạt động lấy ý kiến.

           

Tại hội nghị, các điểm cầu địa phương: tỉnh Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Điện Biên, Đắc Lắc, TP Hà Nội và một số Bộ, ngành đã làm rõ thêm tình hình triển khai việc lấy ý kiến tham gia Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại ngành, địa phương mình.

           

Với tỉnh ta, đến nay các xã, phường, thị trấn, các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức đoàn thể ở huyện, thành phố đã cơ bản hoàn thành việc tổ chức triển khai kế hoạch của HĐND tỉnh và tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Nhiều đơn vị đã có báo cáo kết quả lấy ý kiến đóng góp gửi về BCĐ để tổng hợp. Các ý kiến đóng góp vào Dự thảo Hiến pháp phong phú, thể hiện tâm huyết của nười tham gia đóng góp mang tính xây dựng cao, tập trung vào 9 nội dung lớn theo hướng dẫn của Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các ý kiến đều thể hiện đúng quan điểm, đường lối của Đảng trong xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

           

Phát biểu kết thúc hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả triển khai công tác lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của các Bộ, ngành, địa phương; chia sẽ những khó khăn và trả lời một số ý kiến kiến nghị của các đại biểu về những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Phó Thủ tướng cũng đã chỉ ra một số tồn tại cần tập trung khắc phục và yêu cầu các tỉnh, thành phố, các bộ, cơ quan ngang Bộ cần tập trung thực hiện một số biện pháp đảm bảo tiến độ, hoàn thành báo cáo tổng kết gửi về Ban chỉ đạo T.Ư trước ngày 15/3 để Chính phủ trình lên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ngày 31/3/2013.

 

                                                                       

 

                                                                        Thuý Hằng

 

Các tin khác

Đinh Công Cảnh, Viện trưởng Viện KSND tỉnh.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
HĐND thành phố tổ chức kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) để lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Hội LHPN tỉnh tham gia đống góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(HBĐT) - Vừa qua, cơ quan Hội LHPN tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức cơ quan vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Hiến pháp quy định rõ chế độ sở hữu tài nguyên, khoáng sản

(HBĐT) - Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này, tôi quan tâm đến một số nội dung về chế độ sở hữu tài nguyên, khoáng sản: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 quy định về tài nguyên, khoáng sản rõ ràng hơn tại điều 57, theo đó tài nguyên, khoáng sản đã được xác định là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã có nhiều điểm mới, phù hợp với thực tế xã hội và nguyện vọng của người dân

(HBĐT) - Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đề ra và trên cơ sở thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991.

Nhiệm vụ của TAND là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

(HBĐT) - Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, Hiến pháp 1992 chưa quy định rõ cơ quan nào thực hiện quyền tư pháp.

Văn phòng Tỉnh ủy: tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Ngày 1/3, Văn phòng Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong toàn thể cán bộ, công chức đơn vị.

Mặt trận Tổ quốc huyện Lạc Sơn, Hội LHPN huyện Cao Phong tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi, Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Ngày 1/3, Mặt trận Tổ quốc huyện Lạc Sơn đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi, Hiến pháp năm 1992.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục