(HBĐT) - Về Chủ tịch nước (Chương VI): Hiến pháp tiếp tục giữ các quy định của Hiến pháp năm 1992 về vai trò, vị trí của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Cách thể hiện như vậy phù hợp với bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta do Đảng lãnh đạo. Hiến pháp sắp xếp, bổ sung để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; cụ thể như sau:

 

Trong mối quan hệ với Quốc hội: Giữ quy định về thẩm quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh và đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh như quy định của Hiến pháp năm 1992 (khoản 1, Điều 88).

 

Trong mối quan hệ với Chính phủ: Giữ quy định về thẩm quyền đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào Nghị quyết của QH, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ (khoản 2, Điều 88); làm rõ hơn thẩm quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ, yêu cầu Chính phủ bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước (Điều 90).

 

Trong mối quan hệ với TAND, VKSND: Giữ quy định về thẩm quyền đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao (khoản 3, Điều 88); làm rõ hơn thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán TAND tối cao căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của QH; bổ sung nhiệm vụ, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán các tòa án khác để phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp (khoản 3, Điều 88); đồng thời, Hiến pháp bổ sung và làm rõ hơn thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc quyết định đàm phán, ký kết bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức nhân danh Nhà nước; trình QH phê chuẩn điều ước quốc tế hoặc quyết định phê chuẩn, gia nhập điều ước quốc tế theo thẩm quyền do QH quy định (khoản 6, Điều 88); thống lĩnh LLVTND,  giữ chức Chủ tịch Hội đồng QP-AN, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam (khoản 5, Điều 88). Hiến pháp cũng bổ sung quy định mới về Hội đồng QP-AN do Chủ tịch nước làm Chủ tịch có quyền quyết định việc LLVTND tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới (Điều 98).

 

 

(Còn nữa)

 

 

                                                                             PBĐ-TL (TH)

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Phòng VH-TT huyện Lạc Sơn xây dựng hệ thống panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu phục vụ công tác tuyên truyền Hiến pháp tại thị trấn Vụ Bản.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước) 

(HBĐT) - Về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường: Hiến pháp cơ bản kế thừa những nội dung về từng lĩnh vực này trong Hiến pháp năm 1992 nhưng được thể hiện một cách tổng quát, mang tính nguyên tắc, những vấn đề và chính sách cụ thể sẽ do luật định (các Điều 57, 58,59, 60, 61,62, 63), cụ thể như sau:

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt nam (Tiếp theo kỳ trước) 

(HBĐT) - Về kinh tế: đối với các hình thức sở hữu, Hiến pháp ghi nhận và tôn trọng đa dạng hình thức sở hữu, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân cả về tư liệu sản xuất, các quyền tài sản và sở hữu trí tuệ. Thừa kế và phát triển quy định về sở hữu toàn dân trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp tiếp tục khẳng định đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý (Điều 53).

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước) 

(HBĐT) - Về KT-XH, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Chương III): Chương III của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở gộp Chương II -Chế độ kinh tế và Chương III - Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của Hiến pháp năm 1992 nhằm thể hiện sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước) 

(HBĐT) - Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II): Tiếp tục làm rõ nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước)

(HBĐT) - Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II): Chương II của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V của Hiến pháp năm 1992 (Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) thành Chương: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và đặt trang trọng sau Chương I - Chế độ chính trị. Đồng thời chuyển các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân tại các Chương khác của Hiến pháp năm 1992 về Chương này. Sự thay đổi về tên gọi và bố cục này nhằm khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp, thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục