Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương: Hiến pháp quy định chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước cấp trên; nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan Nhà nước ở T.Ư và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.
Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao một số nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đó (Điều 112).
Về địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương: Thừa kế quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp tiếp tục khẳng định HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. HĐND quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, các vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát các hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương (Điều 113). UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên (Điều 114). Hiến pháp cũng sắp xếp lại và làm rõ hơn tính chất, trách nhiệm, thẩm quyền của HĐND và UBND để phù hợp với nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước thống nhất và mối quan hệ giữa T.Ư và địa phương trong tình hình mới (Điều 113, Điều 114).
(Còn nữa)
(HBĐT) - Về Quốc hội (Chương V): Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của QH cơ bản được giữ như quy định của Hiến pháp năm 1992; đồng thời, có sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
(HBĐT) - Về bảo vệ Tổ quốc (Chương IV): Trên cơ sở những nội dung và bố cục của Chương IV của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp xác định bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN làm nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị phải được thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, QP-AN và đối ngoại.
(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Tiến An, Phó Chủ tịch HĐND huyện Lạc Sơn cho biết: Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, MTTQ, đoàn thể CT-XH trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt những quy định của Hiến pháp và pháp luật, thời gian qua, việc tuyên truyền Hiến pháp được huyện Lạc Sơn tiến hành thường xuyên, liên tục và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trên địa bàn. Quá trình triển khai, các cấp, ngành địa phương luôn bám sát tinh thần tuyên truyền và thực thi Hiến pháp đảm bảo kịp thời, đồng bộ, toàn diện, thống nhất, hiệu quả và tiết kiệm.
(HBĐT) - Về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường: Hiến pháp cơ bản kế thừa những nội dung về từng lĩnh vực này trong Hiến pháp năm 1992 nhưng được thể hiện một cách tổng quát, mang tính nguyên tắc, những vấn đề và chính sách cụ thể sẽ do luật định (các Điều 57, 58,59, 60, 61,62, 63), cụ thể như sau:
(HBĐT) - Về kinh tế: đối với các hình thức sở hữu, Hiến pháp ghi nhận và tôn trọng đa dạng hình thức sở hữu, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân cả về tư liệu sản xuất, các quyền tài sản và sở hữu trí tuệ. Thừa kế và phát triển quy định về sở hữu toàn dân trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp tiếp tục khẳng định đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý (Điều 53).