(HBĐT) - Sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, ngày 16/2/2016 của UB MTTQ tỉnh về việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021, BCĐ công tác bầu cử tỉnh đã có Kết luận số 03, ngày 19/2/2016 về việc điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Theo đó, nhất trí thành lập Ban Dân tộc của HĐND tỉnh Hòa Bình theo đúng quy định tại Nghị quyết số 1130/2016/UBTVQH13, ngày 14/1/2016 của ủy ban thường vụ Quốc hội.
Về số lượng đại biểu HĐND tỉnh được điều chỉnh như sau: Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, tỉnh ta có 827.598 người, vậy số lượng đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 sẽ là 61 đại biểu.
Định hướng cơ cấu, thành phần đại biểu HĐND được điều chỉnh như sau: tỷ lệ tái cử 25 đại biểu, chiếm 41%; tỷ lệ nữ 11 đại biểu, chiếm 18%; Tỷ lệ theo dân tộc ( Dân tộc Mường 36 đại biểu; Dân tộc Kinh 20 đại biểu; Dân tộc Thái 2 đại biểu; Dân tộc Tày 1 đại biểu; Dân tộc Dao 1 đại biểu; Dân tộc Mông 1 đại biểu). Tỷ lệ tuổi trẻ 5 đại biểu, chiếm 8%. Tỷ lệ ngoài Đảng 4 đại biểu, chiếm 7%.
Các cơ quan tỉnh gồm 34 đại biểu, trong đó: Thường trực Tỉnh ủy 2 đại biểu; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh 2 đại biểu; lãnh đạo UBND tỉnh 2 đại biểu; 4 Ban của HĐND tỉnh có 8 đại biểu chuyên trách; lãnh đạo Văn phòng HĐND tỉnh 1 đại biểu.
Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy có 6 đại biểu thuộc: Ban Tổ chức Tỉnh ủy, ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ban Nội chính Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy.
MTTQ và các đoàn thể tỉnh 5 đại biểu thuộc: ủy ban MTTQ tỉnh, Hội LHPN tỉnh; Tỉnh đoàn; Hội Nông dân; LĐLĐ tỉnh.
Các sở, ngành 8 đại biểu gồm: Quân sự, Công an, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường.
Các huyện, thành phố và cơ sở 27 đại biểu, trong đó: lãnh đạo chủ chốt cấp huyện 11 đại biểu; các cơ quan cấp huyện 16 đại biểu. Khối các cơ quan cấp huyện 4 đại biểu. Khối giáo dục và đào tạo 1 đại biểu (nữ, trẻ), người dân tộc Dao, ngoài Đảng. Khối y tế 2 đại biểu. Đảng ủy, UBND và đoàn thể cấp xã 6 đại biểu. Doanh nghiệp tư nhân 1 đại biểu; doanh nghiệp nhà nước 1 đại biểu; HTX 1 đại biểu nữ, trẻ thuộc huyện Mai Châu.
Dự kiến đại biểu kiêm nhiệm và chuyên trách các Ban của HĐND tỉnh như sau: Trưởng ban (kiêm nhiệm) là ủy viên BTV Tỉnh ủy thuộc các cơ quan chuyên trách, tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy. Các Phó trưởng Ban (chuyên trách): Ban Kinh tế- Ngân sách 1 đại biểu tái cử (tuổi trẻ); 1 đại biểu là Trưởng phòng của Văn phòng HĐND tỉnh. Ban Pháp chế: 1 Trưởng phòng của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; 1 Trưởng phòng của Văn phòng UBND tỉnh. Ban Văn hóa- Xã hội: 1 Phó Bí thư tỉnh đoàn (nữ, tuổi trẻ); 1 Trưởng phòng thuộc Văn phòng HĐND tỉnh. Ban Dân tộc: 1 Trưởng Ban của Hội LHPN tỉnh và 1 Phó Trưởng phòng Tư pháp của huyện Đà Bắc (Dân tộc Tày).
Định hướng này được coi là cơ sở để tổ chức hiệp thương về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016-2021 được thực hiện theo đúng luật định.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Về Chủ tịch nước (Chương VI): Hiến pháp tiếp tục giữ các quy định của Hiến pháp năm 1992 về vai trò, vị trí của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Cách thể hiện như vậy phù hợp với bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta do Đảng lãnh đạo. Hiến pháp sắp xếp, bổ sung để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; cụ thể như sau:
(HBĐT) - Về Quốc hội (Chương V): Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của QH cơ bản được giữ như quy định của Hiến pháp năm 1992; đồng thời, có sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
(HBĐT) - Về bảo vệ Tổ quốc (Chương IV): Trên cơ sở những nội dung và bố cục của Chương IV của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp xác định bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN làm nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị phải được thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, QP-AN và đối ngoại.
(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Tiến An, Phó Chủ tịch HĐND huyện Lạc Sơn cho biết: Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, MTTQ, đoàn thể CT-XH trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt những quy định của Hiến pháp và pháp luật, thời gian qua, việc tuyên truyền Hiến pháp được huyện Lạc Sơn tiến hành thường xuyên, liên tục và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trên địa bàn. Quá trình triển khai, các cấp, ngành địa phương luôn bám sát tinh thần tuyên truyền và thực thi Hiến pháp đảm bảo kịp thời, đồng bộ, toàn diện, thống nhất, hiệu quả và tiết kiệm.