LTS: Nhân kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào (5-9-1962 – 5-9-2017), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trả lời phỏng vấn báo chí về quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn.


                                                 

                                             Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Phóng viên (PV): Xin Chủ tịch nước cho biết ý nghĩa của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, núi sông liền một dải, nhân dân hai nước có quan hệ truyền thống, thủy chung, gắn bó lâu đời. Từ khi có Đảng cách mạng lãnh đạo, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản và Chủ tịch Xu-pha-nu-vông gây dựng, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Mối quan hệ đó đã được thử thách qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân, đế quốc xâm lược nên ngày càng được củng cố và phát triển, trở thành tấm gương mẫu mực, trong sáng. Đây là tài sản vô giá, nguồn lực quý báu và là nhân tố quan trọng bảo đảm thành công của sự nghiệp cách mạng ở mỗi nước.

Lịch sử phát triển ở hai nước cho thấy, nếu không có quan hệ đặc biệt đó, thì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của hai nước ngày nay, không thể có được những thành tựu to lớn. Cùng với đó, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đã góp phần quan trọng vào việc tạo dựng môi trường hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

PV: Xin Chủ tịch nước cho biết những dấu ấn quan trọng trong quan hệ hai nước 55 năm qua?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1962 về Lào được ký kết, ngày 5-9-1962, hai nước Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, là dấu mốc rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.

Trên cơ sở thống nhất về chủ trương, đường lối chiến lược, sách lược cách mạng, bước vào cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung, Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, sát cánh bên nhau, đưa cách mạng hai nước tiến lên. Sau chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975) của Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã phát động toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nổi dậy giành chính quyền. Ngày 2-12-1975, nước CHDCND Lào ra đời, đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân các dân tộc Lào, đồng thời cũng là thắng lợi của mối quan hệ đặc biệt, liên minh đoàn kết chiến đấu thủy chung, son sắt giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào.

Từ sau năm 1975 đến nay, quan hệ Việt Nam - Lào bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Ngày18-7-1977, hai nước đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào và Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia, nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Từ sau Đại hội IV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, cả hai nước đều tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Quan hệ Việt Nam - Lào tiếp tục có những bước phát triển vượt bậc, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước.

Trong suốt 55 năm qua, mặc dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, song quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào vẫn ngày càng gắn bó keo sơn, phát triển sâu rộng và đạt hiệu quả thực chất. Các cơ chế hợp tác giữa hai nước, đặc biệt ở cấp cao được củng cố, phát huy hiệu quả, thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển. Quan hệ chính trị ngày càng gắn bó, tin cậy, phát triển và đi vào chiều sâu. Hợp tác biên giới, an ninh - quốc phòng được đẩy mạnh. Hợp tác kinh tế giữa hai nước không ngừng phát triển. Tính đến tháng 4-2017, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào có 408 dự án được cấp phép đầu tư, với tổng số vốn khoảng 3,7 tỷ USD, đứng thứ ba trong số các nước đầu tư vào Lào; nhiều dự án đã phát huy hiệu quả, sản xuất, kinh doanh có lãi, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của hai nước. Hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã và đang là lĩnh vực được hai bên ưu tiên và nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, du lịch. Hợp tác giữa các địa phương được chú trọng với việc hình thành các khu kinh tế và giao lưu buôn bán qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia.

Cùng với hợp tác trong khuôn khổ song phương, quan hệ Việt Nam - Lào còn được thể hiện rõ nét tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.

PV: Xin Chủ tịch nước cho biết triển vọng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào?

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới ở mỗi nước đã tạo nên những điều kiện vật chất và tinh thần to lớn thúc đẩy việc tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong thời gian tới. Trên cơ sở những kết quả to lớn của sự hợp tác giữa hai nước thời gian qua, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đã thống nhất đặt ưu tiên cao nhất là cùng phấn đấu nâng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào lên tầm cao mới theo phương châm chất lượng, hiệu quả, thiết thực, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước là xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và xây dựng thành công nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và phồn vinh, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Trong dịp kỷ niệm sự kiện lịch sử này, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quang vinh, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào tiếp tục được củng cố và phát triển, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước!


Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2024): Hội Nhà báo Việt Nam- Dấu ấn hướng về cơ sở

Có thể nói những chuyến công tác "Hướng về cơ sở" đã là dấu ấn đặc biệt cho một năm 2023 đầy sôi động cũng như chặng đường hoạt động vừa qua của Hội nhà báo Việt Nam, là sự cụ thể hóa thành công tinh thần "Chủ động, sáng tạo, quyết liệt và hiệu quả”, hướng về hội viên, nhà báo.

Khiển trách Đảng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường Dân Chủ

Ngày 16/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy Hòa Bình tổ chức kỳ họp thứ 15, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tỉnh Hoà Bình tham gia Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada

Từ ngày 20/4 đến ngày 28/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn sẽ đi tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada do Bộ Ngoại giao tổ chức. Cùng tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Sở KH&ĐT; Ban quản lý các KCN tỉnh; Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh; huyện uỷ huyện Lạc Thuỷ và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục