(HBĐT) - Ngày 7/9, Ban chỉ đạo triển khai, thực hiện Đề án "Thí điểm sáp nhập xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình” (gọi tắt là Ban chỉ đạo 1084) đã tổ chức hội nghị triển khai các nội dung liên quan đến việc sáp nhập xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.



Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo 1084 phát biểu kết luận hội nghị

 Hội nghị đã triển khai Quyết định số 1084/QĐ-UBND ngày 27/6/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn, tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình”; thông qua kế hoạch triển khai, thực hiện làm điểm Đề án "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình”; dự thảo Thông báo phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo 1084 và dự kiến một số nội dung chỉ đạo triển khai, thực hiện trong thời gian tới.

 Hiện toàn tỉnh có 2.059 xóm, tổ dân phố gồm 297 tổ dân phố và 1.762 xóm. Trong đó có 253/297 tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình dưới 150 hộ, tổ ít nhất có 21 hộ dân; 1.164/1.762 xóm có quy mô số hộ gia đình dưới 100 hộ, xóm ít nhất có 10 hộ. Tổng kinh phí chi trả phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách, khoán kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức đoàn thể là 150 tỷ đồng/năm. Việc sáp nhập các xóm, tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình thấp hơn quy định là cần thiết.

 Dự kiến sau khi sáp nhập sẽ giảm khoảng 209 xóm, tổ dân phố và chi phí trả phụ cấp sẽ giảm khoảng hơn 15 tỷ đồng/năm. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc lãnh đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở cấp xã đối với xóm, tổ dân phố và nhân dân.

 Kế hoạch đặt ra là UBND các huyện sẽ hoàn thiện hồ sơ sáp nhập trình UBND tỉnh trước ngày 15/11/2017. UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định sáp nhập các xóm, tổ dân phố tại kỳ họp cuối năm khoảng tháng 12/2017.

 Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về một số khó khăn khi triển khai việc sáp nhập xóm, tổ dân phố như: địa hình dân cư chia cắt, các hộ dân sống rải rác; tâm lý của người dân; các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính sau khi sáp nhập; vấn đề sử dụng thiết chế cơ sở vật chất của xóm sau sáp nhập, cần sớm có văn bản hướng dẫn để cơ sở triển khai đúng quy định...

 Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo 1084 nhấn mạnh: Đây là chủ trương lớn được thống nhất triển khai xuyên suốt từ TƯ đến địa phương nên tỉnh ta cần nghiên cứu kĩ các văn bản hướng dẫn, thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, tạo sự đồng thuận trong nhân dân để thực hiện việc sáp nhập theo đúng quy định, kế hoạch đề ra. Thực trạng tổ chức bộ máy xóm, tổ dân phố của tỉnh ta hiện nay cho thấy việc sáp nhập là cần thiết và phù hợp. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đồng chí thành viên BCĐ sát sao với việc triển khai thực hiện đề án tại các địa phương, kịp thời nắm bắt để hỗ trợ, hướng dẫn giải quyết khó khăn, vướng mắc. Các ngành liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn về việc tổ chức thực hiện việc giải thể, thành lập mới các hội đoàn thể trong quá trình sáp nhập. Chủ động trong việc điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ, thủ tục hành chính như sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

 Đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh lưu ý cần lường trước những khó khăn có thể xảy ra, tăng cường công tác tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp về chủ trương, quan điểm việc sáp nhập xóm, tổ dân phố. Giao Sở Nội vụ xây dựng mẫu Đề án sáp nhập để các địa phương tổ chức thực hiện. Giao Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện, quan tâm việc bố trí kinh phí để điều chỉnh các văn bản, giấy tờ liên quan cho người dân sau sáp nhập. Yêu cầu các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc khung thời gian theo kế hoạch của UBND tỉnh.

                                                                                     Dương Liễu

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục