(HBĐT) - Trong tháng 7/2017, bác Tạ Phương Đông, Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh đã có chuyến trở lại nước Lào trong đoàn công tác của Hội CCB Việt Nam. Xúc động, bồi hồi khi trở lại đất nước mà cách đây 36 năm, bác và các đồng đội từng sống, công tác. Gặp các cán bộ thuộc Hiệp hội CCB Lào, bác và các thành viên cùng ôn lại những năm tháng tựa lưng vào dãy Trường Sơn, chung chiến hào đánh giặc, càng thấy được tình cảm, sự gắn bó nặng tình của những người chiến sĩ 2 nước anh em.

Lãnh đạo Hội CCB tỉnh và các hội viên Hiệp hội CCB Lào trong lần gặp gỡ, trao đổi với CCB tỉnh Luông-pra băng, nước CHDC nhân dân Lào vào tháng 7/2017. ảnh: T.L


Đặc biệt, khi đến thắp những nén hương cho các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm liên quân Lào - Việt tại bản Cơn, huyện Thụ Lạ Khôm, tỉnh Viên Chăn, mỗi thành viên của 2 nước đều rưng rưng tưởng nhớ về một thời trận mạc. Nơi đây đã ghi công 28 anh hùng, liệt sĩ liên quân hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Viên Chăn vào năm 1946. Viên Chăn, Xiêng Khoảng, Luông-pra-băng, Hủa Phăn, Savanakhet… mỗi vùng quê nước Lào thân thương đó đã có lớp lớp "bộ đội Cụ Hồ” cùng bộ đội Pha thét Lào đánh giặc. Nhiều người con đất Việt đã nằm lại nước bạn. Trong đoàn quân đó có cả con em đồng bào các dân tộc Hòa Bình… Chính điều đó khiến chuyến trở lại đất nước hoa Chăm Pa của đoàn CCB Việt Nam thêm nhiều điều đáng nhớ, trân trọng…
 
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đoàn quân Tây Tiến và đoàn võ trang công tác miền Tây đã phối hợp với bộ đội Pha thét Lào đánh địch, giải phóng Sầm Nưa. Quân và dân Mai Châu (Hòa Bình) trực tiếp tham gia bằng sức người, sức của cho thắng lợi chung đó. Bước vào những năm tháng chống Mỹ cứu nước ác liệt, dấu ấn của bộ đội tình nguyện Việt Nam nói chung và quân tình nguyện Việt Nam là con em Hòa Bình trên các chiến trường Lào càng được thể hiện rõ.
 
Thượng Lào, Trung Lào, Nam Lào… mỗi tỉnh, mỗi huyện mỗi dòng sông, con suối của nước Lào anh em đều có bước chân của các chiến sĩ trên đường đánh giặc. Những người con của Hòa Bình trong các sư đoàn bộ đội chủ lực 355, 316, 304, 308… đã tham gia đánh địch trong chiến dịch giải phóng Luông Nậm Thà (1962), tham gia chiến dịch cánh đồng Chum Xiêng Khoảng (1963-1964), giải phóng Xiêng Khoảng và khu vực cánh đồng Chum. Sau này là các chiến dịch lớn mang tầm chiến lược bên dãy Trường Sơn như chiến dịch đường 9 Nam Lào, chiến thắng bản Đông, giải phóng cao nguyên Bô-lô-ven…
 
Bác Phan Văn Quốc (75 tuổi) hiện sinh sống tại tiểu khu 8, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) vẫn không quên quãng thời gian từ cuối năm 1969 đến đầu năm 1972 đã cùng Tiểu đoàn 27 đặc công anh hùng sát cánh cùng bộ đội Pha thét Lào chiến đấu, đánh địch ở vùng Xiêng Khoảng, Viên Chăn. Mỗi trận đánh là một kỷ niệm bi hùng, có thắng lợi và cả những gian khổ, hy sinh. Nhiều đồng đội của bác đã nằm lại trong những cánh rừng Lào. Trận đánh cứ điểm Pu Lốc Kốc, trận đánh Đồng Chum 1, đánh cao điểm 1.800 m, 1.975 m, 2.006 m, Tà Kan. Đặc biệt là trận đánh vào Long Chẹng, hang ổ cuối cùng của địch. Tại trận đánh này, bác bị thương nặng… Thời gian gần đây, các đồng đội đã liên lạc với bác, hy vọng có chuyến trở lại nước Lào để tìm hài cốt đồng đội. Bác cũng mong có sức khỏe để hoàn thành mong ước thiêng liêng đó. Vì bác là một trong những người của đơn vị, biết được vị trí, sơ đồ các phần mộ bộ đội Việt Nam đã hy sinh…
 
Trong số hơn 100 hội viên Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Hòa Bình, phần lớn đều có xuất phát điểm là bộ đội tình nguyện chiến đấu tại Lào. Bác Nguyễn Văn Nhàn, trước thuộc Tiểu đoàn 26 Hòa Bình, nay là Chủ tịch Hội hữu nghị tâm sự: "Năm 1965, tôi và đơn vị được cử sang hoạt động, chiến đấu tại trung và hạ Lào thuộc các tỉnh Sa La Van, Chăm pa sắc. Những năm tháng sống, chiến đấu bên đất nước Lào luôn sống trong lòng với những kỷ niệm đặc biệt, đáng nhớ. Tình quân dân Việt - Lào thật đặc biệt. Nhiệm vụ bảo vệ đường 559 thành công cũng nhờ sự giúp đỡ tận tình của người dân nơi mà chúng tôi từng qua”. Các CCB: Hà Văn úc (Tòng Đậu - Mai Châu), Trần Văn Cường, Nguyễn Trung ứng, Nguyễn Văn Hợi, Đinh Văn Hồ (thành phố Hòa Bình), Trần Thị Lý (Cao Phong), Bùi Văn Mầm (Kim Bôi)… mỗi khi nhắc đến những năm tháng quân ngũ đều không thể quên những ngày đồng cam, cộng khổ, "chia lửa” cùng quân và dân Lào. Mỗi đóng góp đó đã làm nên những chiến thắng của cả 2 nước Việt Nam - Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và vun đắp cho tình hữu nghị thủy chung cao đẹp của 2 đất nước bên dãy Trường Sơn hùng vĩ.
 
Tình đồng chí, đồng đội từ những năm gian khổ, ác liệt tiếp tục được cán bộ, hội viên Hội CCB tỉnh tiếp nối đến hôm nay. Có thời điểm khó khăn, Hội CCB Hòa Bình đã ủng hộ hàng chục triệu đồng cùng Hội CCB Việt Nam giúp đỡ Hiệp hội CCB Lào. Hiện nay, Hội tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động; củng cố thêm tình đoàn kết hữu nghị giữa 2 nước, 2 tổ chức hội trong cán bộ, hội viên. Trong cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2017, Hội CCB tỉnh đã có trên 500 bài dự thi và nhiều bài lọt vào tốp 50 bài gửi dự thi toàn quốc.

 

                                                                       Bùi Huy 

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục