"Tìm về các di tích lịch sử của TP Ðà Nẵng chúng ta càng thấy trân trọng và yêu quý mảnh đất anh hùng, kiên cường, yêu những con người hồn hậu thủy chung, anh hùng bất khuất. Chúng tôi hiểu được bài học lịch sử quê hương qua những di tích một cách sâu sắc và chân thực nhất", bà Lê Thị Bích Hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Thuận Phước (quận Hải Châu, TP Ðà Nẵng) chia sẻ.


Hội LHPN thành phố Ðà Nẵng tổ chức các chuyến đi về nguồn nhằm giúp các cán bộ, hội viên hiểu thêm về truyền thống anh hùng cách mạng của quê hương.

Khuyến khích cán bộ, hội viên phụ nữ dành thời gian tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa tại TP Ðà Nẵng và quan trọng hơn là yêu mảnh đất, con người Ðà Nẵng, Hội LHPN thành phố Ðà Nẵng đã phát động công trình thi đua "Tìm hiểu về di tích lịch sử, văn hóa TP Ðà Nẵng" trong cán bộ, hội viên. Qua hơn một năm triển khai, công trình thi đua không chỉ thu hút cán bộ hội các cấp mà còn nhận được sự hưởng ứng sôi nổi từ khắp các tầng lớp phụ nữ, từ những phụ nữ tiểu thương, công nhân, nông dân đến các chị em là trí thức, doanh nhân, lực lượng vũ trang. Sau mỗi chuyến đi tìm hiểu, các cấp hội còn tập hợp những hình ảnh, tài liệu liên quan để tuyên truyền trong các tầng lớp phụ nữ về ý nghĩa của công trình thi đua cũng như giáo dục về truyền thống đấu tranh, dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Kết quả, đã có 351 bài viết cảm nhận từ cơ sở, phong phú về nội dung, phản ánh đa dạng các khía cạnh khác nhau của hoạt động thăm và tìm về di tích; có sáu phóng sự, bao gồm một phóng sự cấp thành phố chủ đề "Phụ nữ Ðà Nẵng - hành trình tìm về di tích lịch sử", và năm phóng sự của các cấp hội cùng hơn 3.218 bức ảnh tư liệu. Ðiển hình như bài viết "Giới thiệu một số di tích lịch sử, văn hóa tại TP Ðà Nẵng" của Ban Tuyên giáo Hội LHPN thành phố; phóng sự "Hành trình tìm về di tích lịch sử, văn hóa TP Ðà Nẵng" của Hội LHPN quận Hải Châu; "Hành trình tìm về địa chỉ đỏ" của Hội LHPN huyện Hòa Vang.

Ðáng nói hơn, đọng lại sau công trình thi đua này không phải là những con số mà là sự thay đổi nhận thức về việc giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, tăng thêm sự hiểu biết của mỗi hội viên phụ nữ. Bà Nguyễn Hoàng Thị Diệu, Chủ tịch Hội LHPN phường An Khê (quận Thanh Khê) cho biết, năm vừa qua, Hội LHPN phường tổ chức cho các chi hội trưởng, cán bộ hội tham quan một số di tích lịch sử; sau đó, triển khai xuống 38 chi hội, có chi hội tự tổ chức đi đến hai đợt. "Những chuyến đi không chỉ "chạm" vào trái tim của mỗi người về tình yêu đất nước, mà còn giúp chị em nhận thức được trách nhiệm, cách ứng xử của bản thân đối với di tích. Từ đó, đóng góp kinh phí để tôn tạo, sửa chữa và ra quân dọn vệ sinh tại các khu di tích lịch sử, văn hóa tại các địa phương", bà Diệu chia sẻ.

Vui mừng, phấn khởi xen lẫn sự hoài niệm, nhớ thương là những cảm xúc đọng lại trong tâm trí của bà Ðinh Thị Hựu, Chi Hội trưởng phụ nữ 20a (phường Hải Châu 1, quận Hải Châu) sau chuyến hành trình "Về nguồn" do Hội LHPN phường Hải Châu 1 tổ chức. "Ðó là sự an lành trong tâm khi tôi tham quan đình làng Hải Châu (quận Hải Châu) - ngôi đình bình yên giữa trung tâm của thành phố; là niềm bồi hồi, xúc động khi đến thắp nén hương tại Công trình tôn tạo khu tưởng niệm nhà yêu nước Thái Thị Bôi (phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ). Trong cuộc hành trình, tôi còn được về lại chiến khu xưa nơi mà cha tôi trước đây đã từng tham gia kháng chiến. Tôi nghĩ biết đâu trong chuyến "về nguồn" có thể tôi đã đặt chân lên chính dấu chân của cha tôi năm xưa, và đặc biệt hơn, chính nơi đây đã in dấu chân biết bao anh hùng liệt sĩ không tiếc máu xương để bảo vệ non sông, bảo vệ TP Ðà Nẵng thân yêu hôm nay", bà Hựu chia sẻ.

Không chỉ tham quan các khu di tích, nhiều cán bộ, hội viên đã trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong công tác tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước. Ðiển hình như chị Võ Thị Phương Lan, hội viên Chi hội Phụ nữ số 27 (phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu). Sau khi tham gia chuyến đi tìm hiểu về các điểm di tích lịch sử, chị đã tổ chức cho các thành viên trong gia đình đến các điểm di tích đó, giúp người thân và các con của chị hiểu hơn về lịch sử, về quá khứ hào hùng của dân tộc và nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với truyền thống của quê hương, đất nước. Hay như các chị Ðặng Thị Liễu, hội viên phường Hòa Cường Bắc (quận Hải Châu), chị Huỳnh Thị Lụa, hội viên phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn)… đã tuyên truyền nhiều hội viên, phụ nữ của chi hội giữ gìn và bảo tồn di tích bằng những việc làm cụ thể thiết thực như dọn vệ sinh môi trường, trồng cây nghĩa tình, dâng hương, hoa vào những ngày lễ, Tết…

Từ việc tìm hiểu các di tích, mỗi người tham gia đều cảm nhận một cách chân thực về lịch sử, những cảm nhận không dễ có được khi chỉ đọc những tư liệu ghi chép. Và điều quan trọng hơn, qua mỗi chuyến đi để thấy yêu và tự hào hơn về quê hương mình; đi để lại trong lòng mỗi người cái tâm, cái tình và tinh thần trách nhiệm, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ xây dựng và phát triển đất nước.

 

                           TheoNhandan

Các tin khác


Thảo luận tại Hội trường về Đề án cải cách chính sách tiền lương

Chiều 9-5, ngày làm việc thứ ba, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII thảo luận tại Hội trường về Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, thay mặt Bộ Chính trị, điều hành phiên họp.

Ông Trần Thanh Mẫn và Trần Cẩm Tú được bầu vào Ban Bí thư

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung Uỷ viên Ban Bí thư khoá XII gồm: Ông Trần Thanh Mẫn và ông Trần Cẩm Tú.

Huyện Lương Sơn tổ chức Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi

(HBĐT) - Ngày 8/5, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Lương Sơn tổ chức Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi lần thứ nhất, năm 2018. Tham gia có 6 thí sinh là giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm chức của huyện. Các thí sinh trải qua 3 phần thi: Soạn giáo án bài giảng, giảng bài và trả lời câu hỏi ứng xử.

9/11 huyện, thành ủy ban hành kế hoạch tổ chức tiếp xúc, đối thoại

(HBĐT) - Sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 232 về "Quy định tiếp xúc, đối thoại với nhân dân”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội đã tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, đồng thời ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức tiếp xúc đối thoại đến tận cơ sở.

Việt Nam quan ngại trước tin Trung Quốc đặt tên lửa ở Trường Sa

Ngày 8/5/2018, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin trên báo chí nước ngoài liên quan đến việc Trung Quốc bố trí tên lửa tại các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

Ngày làm việc thứ 2: Trung ương thảo luận Đề án về công tác cán bộ

Trung ương cho rằng, đây là một đề án lớn, quan trọng, thực sự cần thiết và cấp bách trong bối cảnh đất nước hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục