Phải thống nhất với Luật Quy hoạch
Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên
quan đến Luật Quy hoạch do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí
Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày cho thấy: căn cứ khoản
5 Điều 59 Luật Quy hoạch, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ rà soát để đề xuất sửa đổi,
bổ sung các bộ luật, luật thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III của Luật này
và các văn bản quy phạm pháp luật khác quan đến quy hoạch, bảo đảm phù hợp với
Luật Quy hoạch và có hiệu lực thi hành chậm nhất là ngày 1.1.2019. Tại phiên họp
Chính phủ thường kỳ tháng 3.2018, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số luật có quy định liên quan đến quy
hoạch để sửa đổi 10 luật. Tại Phiên họp thứ 23, UBTVQH kết luận bổ sung nội
dung sửa đổi quy định về quy hoạch tại Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và Luật
Quy hoạch đô thị vào Luật sửa đổi, bổ sung một số luật có quy định liên quan đến
quy hoạch. Do vậy, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về
quy hoạch tại 13 luật gồm: Luật Hóa chất, Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả; Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, Luật An toàn thực phẩm;
Luật Dược; Luật Công chứng; Luật Trẻ em; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật
Khoa học công nghệ; Luật Xây dựng; Luật Quy hoạch đô thị để có hiệu lực đồng thời
với Luật Quy hoạch từ ngày 1.1. 2019 là cần thiết.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của
Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch
|
|
Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Chủ nhiệm Ủy ban
Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Ủy ban Kinh tế cơ bản tán thành với Tờ
trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật để bảo đảm tính đồng bộ, thống
nhất với các quy định của Luật Quy hoạch.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật và khoản 5 Điều 59 Luật Quy hoạch, Chính phủ rà soát các văn
bản quy phạm pháp luật để sửa đổi, bổ sung bảo đảm phù hợp với Luật Quy hoạch
và áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn là phù hợp. Ủy ban Kinh tế nhận thấy cơ
quan trình dự án Luật đã chuẩn bị tương đối đầy đủ về hồ sơ, tài liệu theo quy
định tại khoản 1 Điều 64 Luật Ban hành văn bản QPPL, cơ bản bảo đảm trình QH
xem xét, thông qua tại một kỳ họp.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm
tra dự án Luật
|
|
Về phạm vi điều chỉnh, Ủy ban Kinh tế nhận thấy về cơ bản, các nội
dung sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy hoạch của các luật nêu trên
đã bám sát nội dung của Luật Quy hoạch. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ tiếp tục
chỉ đạo các bộ, ngành rà soát kỹ lưỡng các điều, khoản của các luật có liên
quan để bảo đảm đúng mục tiêu của việc sửa đổi đồng bộ với Luật Quy hoạch. Đối
với những nội dung được yêu cầu sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục III của Luật Quy
hoạch nhưng không thực hiện thì cần báo cáo, giải trình với QH.
Đảo ngược thứ bậc các quy hoạch?
Thảo luận tại tổ, các đại biểu cho rằng: việc sửa đổi bổ sung một
số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch là cần thiết, tránh tạo ra
các khoảng trống pháp lý, các xung đột, cũng như các vướng mắc trong công tác lập,
thẩm định, phê duyệt và thực hiện các quy hoạch ngành, góp phần đơn giản hóa
các thủ tục hành chính trong đầu tư kinh doanh và đảm bảo nguồn kinh phí cho việc
lập quy hoạch cho thời kỳ 2021 - 2030.
Toàn cảnh phiên họp tổ Thành phố Hồ Chí Minh |
ĐBQH Trần Anh Tuấn (Hồ Chí Minh) đề nghị rà soát để giải quyết
căn cơ bài toán quy hoạch treo, quy hoạch chờ quá lâu ảnh hưởng đến cuộc sống của
người dân. ĐBQH Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) nhấn mạnh, nguyên tắc
hoạt động của Luật Quy hoạch là đảm bảo thứ bậc trong quy hoạch. Tức là quy hoạch
cấp dưới phải đồng bộ với quy hoạch cấp trên. Theo Luật Quy hoạch, hệ thống quy
hoạch quốc gia gồm có: Quy hoạch cấp quốc gia; Quy hoạch vùng; Quy hoạch tỉnh;
Quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và Quy hoạch đô thị, quy hoạch
nông thôn. Luật Quy hoạch là luật khung về mặt quy hoạch. Các luật khác có liên
quan đến quy hoạch phải tuân thủ nguyên tắc của Luật Quy hoạch. Tuy nhiên, việc
sửa đổi Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị lại chưa đáp ứng được yêu cầu
này.
Cũng theo ĐB Đỗ Văn Sinh, mặc dù, khoản 5 Điều 5 Luật Quy hoạch
quy định, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn là quy hoạch quốc gia, còn quy
hoạch hệ thống quy hoạch đô thị, nông thôn là quy hoạch ngành quốc gia. Trong
khi đó, quy hoạch xây dựng là quy hoạch mang tính chất kỹ thuật để chi tiết quy
hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn. Nhưng trong dự thảo của Chính phủ đưa ra lại
cho rằng quy hoạch xây dựng gồm có các loại quy hoạch đô thị và quy hoạch nông
thôn, quy hoạch xây dựng tỉnh. Như vậy là đảo ngược, trước đây quy hoạch này là
cấp dưới thì giờ lại thành quy hoạch cấp trên. Quy định này là không phù hợp,
không theo trật tự và nguyên tắc trong quy hoạch. Phải xem lại vấn đề này nếu không
sẽ phá vỡ Luật Quy hoạch.
Thảo luận về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất và Luật
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các ĐBQH nhất trí với đề xuất của Ủy
ban Kinh tế. Theo đó, trước mắt tập trung sửa các quy định liên quan đến quy hoạch
nhưng về lâu dài, Chính phủ cần tổng kết, đánh giá để trình QH xem xét,
sửa đổi toàn diện 2 Luật này. ĐBQH Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) băn
khoăn việc xây dựng chiến lược quy hoạch ngành năng lượng thời gian qua chưa đảm
bảo tính đồng bộ. Điển hình như phân ngành than và chuyên ngành khí của phân
ngành dầu khí, xây dựng cả chiến lược, quy hoạch. Do đó, đại biểu đề nghị cần
nghiên cứu thêm để có tính đồng bộ, đảm bảo chiến lược năng lượng quốc gia hiệu
quả thời gian tới.
TheoDaibieunhandan.vn