Sáng 14-6, các đại biểu Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục Thể thao với tỷ lệ tán thành 93.84%.


Sáng nay, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.


Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình.

Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, một số vấn đề của Luật Thể dục thể thao đưa ra đề nghị Quốc hội cho ý kiến liên quan đến giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, trong đó có trách nhiệm của Nhà nước và nhà trường đối với giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, thi đấu thể thao trong nhà trường và đất đai dành cho thể thao. Đặc biệt, về việc phát triển môn bơi, báo cáo cho biết, nhiều ý kiến thống nhất không quy định bơi là môn học bắt buộc nhằm bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta. Bên cạnh đó, đặc thù của thể thao phải căn cứ vào sở thích, tố chất và sức khỏe của từng học sinh. Vì vậy, môn bơi cần được hình thành, phát triển theo nhu cầu, sở thích và theo hướng khuyến khích xã hội hóa.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng cần quy định bơi là môn học chính khóa trong nhà trường hoặc như một tiêu chí bắt buộc khi học sinh ra trường.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, bơi không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, thể chất mà còn là kỹ năng sinh tồn. Tuy nhiên, với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, việc quy định bơi là môn bắt buộc trong chương trình chính khóa là khó khả thi. Hầu hết các trường chưa có bể bơi, giáo viên dạy bơi. Việc tổ chức cho học sinh học bơi sẽ làm phát sinh chi phí, tạo gánh nặng cho học sinh, phụ huynh và nhà trường, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, đồng thời đảm bảo tính khả thi của điều luật, tạo điều kiện thuận lợi phát triển môn bơi, Dự thảo đã quy định trách nhiệm của nhà nước và nhà trường trong việc ưu tiên phát triển môn bơi (khoản 3 Điều 4; khoản 1 Điều 21; khoản 6 Điều 22) . Bên cạnh đó, Dự thảo cũng quy định trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trách nhiệm phối hợp của cơ sở thể thao công lập do mình quản lý với cơ sở giáo dục để sử dụng công trình thể thao phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường (khoản 5 Điều 21).

Ngoài ra, một số nội dung khác các đại biểu đóng góp ý kiến gồm hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao, thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao, quyền và nghĩa vụ của liên đoàn thể thao quốc gia.


Đại biểu Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội bấm nút biểu quyết.

Có 460 đại biểu tham gia, 457 tán thành, tương đương với 93,84%, một đại biểu không tán thành, hai đại biểu không biểu quyết.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục Thể thao có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019.

Một số điểm mới trong Luật Thể dục thể thao (sửa đổi)

Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao

1. Vận động viên thể thao thành tích cao có các quyền sau đây:

a) Được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện tập luyện và thi đấu thể thao;

b) Được chăm sóc và chữa trị chấn thương trong thời gian tập luyện và thi đấu thể thao;

c) Được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù, tiền lương, tiền hỗ trợ tập luyện, thi đấu thể thao theo quy định của pháp luật;

d) Được thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong tập luyện và thi đấu thể thao;

đ) Được tham gia và hưởng các chế độ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

e) Được bảo đảm việc học tập văn hóa, chính trị, chuyên môn;

g) Vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc sức khoẻ, tiền thưởng và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;

h) Vận động viên không còn khả năng thi đấu thể thao được Nhà nước tạo điều kiện học nghề và giải quyết việc làm theo quy định của pháp luật; được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở thể thao;

i) Vận động viên đội tuyển quốc gia, vận động viên đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngành bị tai nạn trong quá trình tập luyện, thi đấu thể thao làm mất khả năng lao động hoặc chết thì vận động viên, thân nhân của họ được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật.

2. Vận động viên thể thao thành tích cao có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nỗ lực tập luyện, thi đấu giành thành tích cao;

b) Thực hiện chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;

c) Chấp hành quy định luật thi đấu của môn thể thao và điều lệ giải thể thao;

d) Rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật; nâng cao ý chí, lòng tự hào dân tộc.

Điều 56. Hộ kinh doanh và các tổ chức khác kinh doanh hoạt động thể thao

1. Hộ kinh doanh và các tổ chức khác kinh doanh hoạt động thể thao thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.

2. Hộ kinh doanh và các tổ chức khác muốn kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm và hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện phải đăng ký thành lập doanh nghiệp và đáp ứng đủ các điều kiện về kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm và hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện theo quy định của Chính phủ.”.

Điều 68a. Đặt cược thể thao

1. Đặt cược thể thao là hình thức giải trí có thưởng mà người tham gia đặt cược thực hiện dự đoán về kết quả có thể xảy ra trong các sự kiện thể thao được sử dụng để kinh doanh đặt cược.

2. Kinh doanh đặt cược thể thao phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Kinh doanh đặt cược thể thao là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

b) Doanh nghiệp kinh doanh đặt cược thể thao chỉ được hoạt động kinh doanh khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược thể thao;

c) Hoạt động kinh doanh đặt cược phải minh bạch, khách quan, trung thực, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia;

d) Đồng tiền sử dụng để đặt cược thể thao, trả thưởng trong kinh doanh đặt cược thể thao là đồng Việt Nam.

3. Chính phủ quyết định Danh mục các hoạt động thể thao được phép kinh doanh đặt cược thể thao, quy định chi tiết về kinh doanh đặt cược thể thao.

 

TheoNhanDan

Các tin khác


Gắn trách nhiệm của giám đốc các sở, chủ tịch UBND các huyện, thành phố thực hiện giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh

(HBĐT) - Sáng 13/6, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và triển khai kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2018 và những năm tiếp theo. Tham gia cuộc họp có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành viên BCĐ PCI của tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành chức năng, Hiệp hội DN tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.

Dành thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng để hoàn thiện dự thảo Luật Đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt

(HBĐT) - LTS: Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XIV chính thức bắt đầu ngày 21/5 và kéo dài đến ngày 15/6. Một trong những điểm đáng chú ý của kỳ họp lần này là Quốc hội dự kiến sẽ thông qua Luật Đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt nhằm mở đường cho sự phát triển của ba khu vực sẽ trở thành đặc khu tương lai là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang). Ngày 11/6, sau khi thảo luận và lắng nghe ý kiến cử tri, Quốc hội đã thống nhất lùi thời gian thông qua Luật Đơn vị hành chính - Kinh tế đặc biệt vào kỳ họp thứ 6. Để hiểu rõ hơn những chủ trương, định hướng cơ bản về Dự án Luật này, phóng viên Báo Hoà Bình đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh.

Càng phức tạp, càng phải có luật Biểu tình

Nói về sự cần thiết của luật Biểu tình, luật sư Trương Trọng Nghĩa, ĐBQH đoàn TP.HCM cho rằng, càng phức tạp, càng nhạy cảm thì càng phải có luật để giải quyết.

Tìm giải pháp thực hiện thắng lợi Nghị quyết của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giải đoạn 2016-2020

(HBĐT) - Ngày 12/6, tại sở Kế hoạch &Đầu tư, HĐND tỉnh đã giám sát công tác tham mưu tổ chức thực hiện nghị quyết số 121, ngày 3/12/2015 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2016-2020. Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì buổi giám sát.

Xây dựng huyện Lạc Thủy trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh

(HBĐT) - Ngày 12/6, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ huyện ủy Lạc Thủy về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm 2018; kiểm tra một số dự án đầu tư trên địa bàn. Cùng tham gia có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành chức năng, Văn phòng Tỉnh ủy.

Huyện ủy Lương Sơn kiểm điểm giữa nhiệm kỳ 2015 – 2020

(HBĐT) - Ngày 12/6/2018, Huyện ủy Lương Sơn tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 13 về kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lương Sơn khóa XXV, nhiệm kỳ 2015 - 2020. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục