Tiếp tục chuyến công tác tại Thanh Hóa, sáng 23/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thanh Hóa về kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 và cho ý kiến đối với một số kiến nghị, đề xuất của tỉnh liên quan đến những công trình, dự án về cơ sở hạ tầng tại địa phương.



            Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN).

Năm 2018 đánh dấu một năm phát triển ấn tượng của Thanh Hóa với tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 15,16%, cao nhất từ trước đến nay; trong đó, công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế, lên đến 44%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 1.990 USD, gấp 1,3 lần năm 2015.

Với những đầu tư lớn về cơ sở vật chất, du lịch Thanh Hóa đã có những bứt phá mạnh mẽ. Lượt khách du lịch tăng bình quân hàng năm 14,3%, doanh thu tăng bình quân 27%/năm.

Năm 2018, du lịch Thanh Hóa ước đón 8,25 triệu du khách (trong đó có 230.000 lượt khách quốc tế), doanh thu ước đạt 10.625 tỷ đồng. Thu ngân sách tăng hàng năm 12,3%. Năm 2018 ước đạt 23.500 tỷ đồng, gấp 2,1 lần năm 2015.

Phát biểu ý kiến kết luận buổi làm việc, tán thành với ý kiến thành viên đoàn công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Thanh Hóa đã phát triển tương đối toàn diện trong ba năm qua, để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ, trước hết là tăng năng lực sản xuất, quy mô sản xuất.

Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của tỉnh, cùng với các bộ, ngành liên quan, dành nhiều công sức để đưa Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn với tổng vốn đầu tư 9 tỷ USD vào vận hành thương mại.

Tuy nhiên, Thủ tướng nhìn nhận tăng trưởng của Thanh Hóa vẫn dưới mức tiềm năng. Các doanh nghiệp lớn vào Thanh Hóa còn ít. An ninh trật tự, an toàn xã hội còn bất cập mặc dù gần đây đã khắc phục một bước quan trọng.

Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ, giải pháp lớn nhất, quan trọng nhất của Thanh Hóa là đoàn kết thống nhất vì sự nghiệp của Đảng bộ và nhân dân. Đây là cội nguồn của sức mạnh.

Thủ tướng đề nghị Thanh Hóa phải tiến hành công nghiệp hóa mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển đất nước; thúc đẩy đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng quan trọng. Cùng với đó, Thanh Hóa cũng cần giữ màu xanh, nhất là phía Tây rộng lớn bằng trồng rừng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp.

Cho rằng yếu tố quyết định là nhân lực và cán bộ, Thủ tướng nêu rõ với trên 2 triệu người trong độ tuổi lao động, nếu được đào tạo có tay nghề cao thì sẽ là nguồn lực phát triển rất lớn cho tỉnh nhà.

 


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu và cán bộ chủ chốt tỉnh Thanh Hoá. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Thủ tướng cũng nhất trí cho rằng Thanh Hóa cần có tầm nhìn "tứ sơn” (Nghi Sơn, Sầm Sơn, Lam Sơn, Bỉm Sơn) trong quy hoạch phát triển.

Nêu rõ, Thanh Hóa không chỉ có Nghi Sơn mà còn có các thế mạnh khác, Thủ tướng gợi ý địa phương cần định định vị thành phố Thanh Hóa ở quy mô nào, làm sao phát triển "tứ sơn” thành động lực tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) tác động đến địa phương.

Đi liền với đó, Thanh Hóa cũng cần đặt ra câu hỏi về tính sẵn sàng của người dân và doanh nghiệp trước cách mạng công nghiệp lần thứ 4, kỷ nguyên số. Lưu ý Thanh Hóa cần thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Thủ tướng bày tỏ, đây là việc "nói dễ mà làm khó.”

Trong đầu tư, Thủ tướng lưu ý cần bám vào mục tiêu là làm sao người dân hưởng lợi cao nhất. Đi liền với đó là chú trọng xã hội hóa nguồn lực để phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ đạo Thanh Hóa cần quán triệt tinh thần nỗ lực vươn lên về tự chủ ngân sách, có đóng góp về cho ngân sách Trung ương bởi đây là một tỉnh có nhiều mặt dẫn đầu về đổi mới sáng tạo.

Bày tỏ xứ Thanh là đất địa linh nhân kiệt, nhiều người tài, anh hùng dân tộc, giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, có vị trí chiến lược kinh tế quan trọng, Thủ tướng cho rằng đây là tiềm năng rất lớn mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thanh Hóa phải biết khai thác phát triển, xây dựng xứ Thanh xứng đáng với truyền thống cha ông.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến đối với các kiến nghị cụ thể của tỉnh với tinh thần tạo điều kiện cho Thanh Hóa phát triển.

Lãnh đạo Thanh Hóa cho biết tháng Tư vừa qua, Đoàn cán bộ Cấp cao của tỉnh Thanh Hóa đã có chuyến làm việc, xúc tiến đầu tư tại Nhà nước Kuwait; Tổng Công ty dầu lửa Quốc gia Kuwait (KPC) và Công ty dầu lửa Quốc tế Kuwait (KPI) rất quan tâm đầu tư giai đoạn 2 dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Tổng kho dầu thô trong Khu kinh tế Nghi Sơn. Tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm, tạo điều kiện để sớm triển khai dự án tại Thanh Hóa.

Hoan nghênh kiến nghị này, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các cơ quan liên quan xem xét, nghiên cứu theo quy định, báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền.

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ vận hành Thương mại Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn./.


Theo Việt Nam Plus

 


Các tin khác


Xã Thượng Tiến kỷ niệm 65 năm thành lập và phát hành cuốn Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã

(HBĐT) - Sáng ngày 21/12, xã Thượng Tiến (Kim Bôi), đã tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập xã (12/1953 – 12/2018); phát hành cuốn Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Thượng Tiến giai đoạn 1930 – 2018. Đến dự buổi lễ có lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Kim Bôi, Báo Hòa Bình, công ty truyền thông Nhất Nam, hội Doanh nghiệp huyện, lãnh đạo các xã lân cận, cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn cùng đông đảo thế hệ cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong xã.

Kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân huyện Lạc Thuỷ khóa 19

(HBĐT) - HĐND huyện Lạc Thuỷ khóa 19 vừa tổ chức kỳ họp thứ 6.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm, quy tập, xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin

(HBĐT) - Ngày 21/12 Ban Chỉ đạo Quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ (BCĐ 515) đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sỹ giai đoạn 2016 - 2018; Đề án xác định danh tính hài cốt liệt sỹ (XĐDTHCLS) còn thiếu thông tin giai đoạn 2017 - 2018 và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2019 - 2020.

Quân đội nhân dân Việt Nam - Những chiến công mang tầm vóc thời đại

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, được nhân dân tin yêu, hết lòng đùm bọc, nuôi dưỡng.

Tổng kết phong trào thi đua khối Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -xã hội

(HBĐT) - Ngày 21/12, khối thi đua MTTQ và các tổ chức chính trị -  xã hội đã tổ chức tổng kết phong trào thi đua năm 2018, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2019.

Tiếp tục xây dựng quân đội hùng mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) cho Cách mạng Việt Nam, ngày 22-12-1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên, tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đã được thành lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục