Sáng 1-4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương tổ chức lễ ra quân Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Đây là Tổng điều tra dân số và nhà ở lần thứ năm, có quy mô lớn nhất từ trước tới nay.


Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam Astrid Bant phát biểu tại lễ ra quân.

Phát biểu tại buổi lễ, TS Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Phó Trưởng ban Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, cho biết, chương trình nhằm thu thập thông tin cơ bản về dân số và nhà ở phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển dân số và nhà ở trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Kết quả của cuộc Tổng điều tra sẽ là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, đồng thời là cơ sở để Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Từ đó nhằm phục vụ công tác giám sát thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; giám sát các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết; cung cấp thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp về dân số.

So với năm 2009, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 đã cải tiến về phương pháp và hình thức thu thập thông tin. Đợt Tổng điều tra này áp dụng cả hai phương pháp là điều tra trực tiếp và điều tra gián tiếp (hộ dân cư tự cung cấp thông tin về dân số và nhà ở thông qua phiếu trực tuyến). Cùng với đó, áp dụng hai hình thức thu thập thông tin mới qua điều tra bằng phiếu điện tử trên thiết bị di động (CAPI) và điều tra bằng phiếu trực tuyến sử dụng internet (webform).

Diễn ra trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, với nhu cầu thông tin về dân số ngày càng cao. Tổng điều tra dân số và nhà ở lần này được thiết kế với năm đổi mới quan trọng, mang tính đột phá.

Trước hết, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn của Tổng điều tra. Đặc biệt, phiếu điện tử thông qua ứng dụng thiết bị di động (máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh) của điều tra viên thống kê trong công tác thu thập thông tin đã được các địa phương hưởng ứng và thực hiện nghiêm túc. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng thông tin thống kê thông qua quá trình kiểm tra tự động lô gíc của phiếu điều tra, giám sát quá trình điều tra viên thống kê đến hộ dân cư để phỏng vấn và minh bạch thông tin trong quá trình duyệt số liệu; từ đó sẽ rút ngắn quá trình xử lý thông tin, công bố sớm kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019; giảm kinh phí điều tra thống kê trong dài hạn và phù hợp với xu hướng tổ chức điều tra thống kê của thế giới.

Tiếp đó, bên cạnh điều tra toàn bộ nhằm thu thập thông tin cơ bản về tình hình dân số và nhà ở của dân cư, Tổng điều tra năm 2019 sẽ thu thập các thông tin chuyên sâu về dân số, nhân khẩu học và nhà ở thông qua điều tra mẫu nhằm bảo đảm tính đại diện của các chỉ tiêu đến cấp huyện, đồng thời giảm tải khối lượng công việc và tiết kiệm kinh phí Tổng điều tra.

Thêm nữa, lồng ghép thông tin đáp ứng các chỉ tiêu thuộc SDGs mà Chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện.

Ngoài ra, cải tiến quy trình vẽ sơ đồ nền xã/phường và phân chia địa bàn điều tra để giảm kinh phí thực hiện Tổng điều tra.

Cuối cùng, Tổng điều tra năm 2019 được kỳ vọng sẽ là căn cứ để cập nhật đầy đủ thông tin về dân số, từ đó đề xuất nâng cao chất lượng thông tin của hệ thống báo cáo hành chính, xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia về dân số, để tiến tới không thực hiện Tổng điều tra năm 2029.

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, diễn ra trên phạm vi cả nước, nội dung phức tạp liên quan đến khoảng 26,2 triệu hộ dân cư và hơn 94 triệu người sẽ được điều tra, được tổ chức thành khoảng 217,6 nghìn địa bàn điều tra. Con số này không bao gồm những người đang làm việc trong ngành quân đội, công an, người làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài và thân nhân đi cùng. Những người này sẽ được điều tra theo kế hoạch riêng của ba Bộ: Quốc phòng, Công an và Ngoại giao.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cũng nhấn mạnh, giai đoạn thu thập thông tin tại địa bàn là cực kỳ quan trọng, việc thu thập được thông tin phản ánh đầy đủ, chính xác thực trạng dân số và nhà ở. Qua đó ,sẽ giúp Đảng, Nhà nước xây dựng được những kế hoạch, chiến lược đúng đắn, xây dựng nền tảng cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cũng là lần thứ năm nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA). Cơ quan này cũng sẽ hỗ trợ Tổng cục Thống kê trong phân tích, tổng hợp và công bố kết quả Tổng điều tra. Cùng với đó, sử dụng các kết quả của Tổng điều tra cho tư vấn, xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, cũng như giám sát các SDG, để bảo đảm "Không ai bị bỏ lại phía sau”.

 

                                                                   TheoNhanDan

 

Các tin khác


Điều động và bổ nhiệm đồng chí Phạm Quốc Hưng giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh

(HBĐT) - Ngày 30/3, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các cơ quan thuộc tỉnh, lãnh đạo các cục, vụ, viện thuộc Tòa án nhân dân tối cao...

Hội đồng Lý luận Trung ương làm việc tại tỉnh ta

(HBĐT) - Chiều 29/3, Hội đồng lý luận Trung ương (HĐLLT.Ư) do đồng chí Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch HĐLLT.Ư đã làm việc về tình hình thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) tại tỉnh ta. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh;  lãnh đạo cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; các ban, ngành liên quan.    

Chung tay chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho công nhân lao động ở các khu công nghiệp

(HBĐT) - Ưu tiên phân bổ ngân sách Nhà nước, bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, cơ sở chăm sóc sức khỏe, nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao; thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ bằng tiền cho công nhân lao động (CNLĐ) lúc ốm đau, hoạn nạn, công nhân nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... Đó là những hoạt động thiết thực, ý nghĩa được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành và tổ chức Công đoàn coi trọng thực hiện. Từ đó từng bước nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho CNLĐ ở các khu công nghiệp (KCN) trong tỉnh.

Lan tỏa tinh thần tuổi trẻ tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

(HBĐT) - "Năm Thanh niên tình nguyện- một chủ đề không mới nhưng được đặt trong bối cảnh mới. Đây là nhiệm kỳ đầu tiên phong trào thanh niên tình nguyện trở thành một trong ba phong trào lớn của tuổi trẻ. Chính vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn kỳ vọng, gắn chặt chẽ với chủ đề năm, các hoạt động trong Tháng Thanh niên sẽ có bước phát triển mới, thúc đẩy và khẳng định tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương. Với tinh thần đó, công tác giáo dục của Đoàn và cụ thể hóa các ý tưởng tình nguyện vào cuộc sống được các cấp bộ Đoàn đặc biệt chú trọng"- đồng chí Hoàng Đức Minh, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn khẳng định. 

Hiệu quả từ phong trào thi đua yêu nước ở xã Yên Trị

(HBĐT) - Thăm xã Yên Trị (Yên Thủy) những ngày đầu năm 2019, chúng tôi được chứng kiến vùng quê đổi mới. Đồng ruộng rộng thênh thang, được quy hoạch tổ chức gọn gàng, khoa học, hệ thống thủy lợi, giao thông được bố trí hợp lý, cơ giới được đưa vào sản xuất mạnh, nông dân miệt mài cấy trồng sản xuất. Cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, đường làng ngõ, xóm phong quang, sạch đẹp.

Chuyển biến sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội ở Đảng bộ huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV (nhiệm kỳ 2015 - 2020), huyện Lương Sơn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng với 10/18 chỉ tiêu đạt và vượt Nghị quyết Đại hội, tạo tiền đề xây dựng huyện Lương Sơn thành đô thị loại IV và huyện nông thôn mới vào năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục