LTS - Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập và rèn luyện Đảng ta luôn quan tâm chăm lo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của Đảng cầm quyền. Trước khi đi xa, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta bản Di chúc thiêng liêng với những lời căn dặn giản dị nhưng có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, đồng thời thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả. Ở đó, lời đầu tiên Người dành cho Đảng. Nhằm khẳng định và phát huy những giá trị to lớn, vững bền của văn kiện lịch sử vô giá đó trong điều kiện hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Báo Nhân Dân, tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề "50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng (1969 - 2019)”.


Các đại biểu trao đổi bên lề buổi tọa đàm. Ảnh: DUY LINH

Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đề nghị các nhà khoa học, các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận để làm sâu sắc thêm những nội dung về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt trên năm vấn đề. Đó là, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công tác quan trọng hàng đầu và là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng cầm quyền. Phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đề cao dân chủ và thực hành dân chủ rộng rãi. Thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Cán bộ, đảng viên phải nêu gương sáng về đạo đức cách mạng.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: Càng ngày chúng ta càng nhận thức sâu hơn về giá trị sâu sắc và tầm quan trọng đặc biệt của bản Di chúc đối với công tác xây dựng Đảng. Đó là những căn dặn mang tầm nhìn vượt thời gian về yêu cầu phải xây dựng Đảng một cách toàn diện, thường xuyên, liên tục, cả về tư tưởng, tổ chức bộ máy, đạo đức và cán bộ; về trách nhiệm của Đảng trước nhân dân và dân tộc; về ý thức của một Đảng cầm quyền phải không ngừng "tự đổi mới, tự chỉnh đốn” để luôn trong sạch, vững mạnh, để lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng trong những bối cảnh mới. Đặc biệt, Di chúc đã truyền cho thế hệ sau khát vọng cháy bỏng và ý chí quyết tâm để thực hiện ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh: phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng hàng đầu

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước hết nói về Đảng, trong đó Người đề cập ngay đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng ta trở thành một Đảng cách mạng chân chính, trong sạch, vững mạnh, làm tròn trách nhiệm lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Với tri thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, Người khẳng định: "Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.

Nêu bật giá trị lịch sử và ý nghĩa hiện thực của Di chúc đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, theo PGS, TS Trần Minh Trưởng, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Đảng ta hết sức chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, luôn xác định đó là nhiệm vụ thường xuyên và then chốt của Đảng; đẩy mạnh thực hiện các Nghị quyết T.Ư 4, khóa XI và khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Bài học lịch sử về việc xác lập quyền lãnh đạo cách mạng của Đảng đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Trên cơ sở phát hiện, loại trừ "những căn bệnh kinh niên, dễ mắc khó sửa”, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng về đạo đức, cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cấp ủy phải noi gương các bậc tiên liệt, tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, củng cố niềm tin giữa dân với Đảng, tạo dựng nền tảng vững chắc cho quyền lãnh đạo của Đảng. Đó là cơ sở để giữ vững ổn định chính trị, phát triển đất nước, xứng đáng với lời căn dặn trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phân tích những luận điểm về xây dựng Đảng cầm quyền theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, PGS, TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, vận dụng những bài học sâu sắc đó vào việc xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay được Đảng ta xác định là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách. Hơn lúc nào hết, Đảng ta phải giữ vững và nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng để đưa dân tộc vượt qua mọi biến động, khó khăn, đi đến mục tiêu mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn. Trong bối cảnh hiện nay, xây dựng, chỉnh đốn, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng là một nhiệm vụ sống còn của một đảng cầm quyền. Đây cũng là công việc phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Một đảng cầm quyền thật sự nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, vì nhân dân, xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân thì mới có thể dẫn đường, chỉ lối, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, bền vững trong sự nghiệp phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Vì vậy, càng đọc, càng suy ngẫm, nhận thức những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, càng thấy rõ trách nhiệm còn rất nặng nề là thực hiện thật tốt công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng của Người để làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, là niềm tin yêu, chỗ dựa vững chắc của mọi tầng lớp nhân dân. Làm được như vậy thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy, chúng ta cũng nhất định thắng lợi, như Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi lại cho toàn Đảng, toàn dân.

Theo đồng chí Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa T.Ư, những bài học sâu sắc về xây dựng Đảng trongDi chúclà trăn trở cả cuộc đời mà Người để lại cho chúng ta cùng nghiền ngẫm, bám sát thực tiễn hiện nay mà suy nghĩ sâu về công tác xây dựng Đảng. Cần thẳng thắn, nghiêm túc nhìn thẳng vào những thách thức, nguy cơ Đảng ta đã phát hiện qua nhiều nhiệm kỳ để đấu tranh quyết liệt. Đến Hội nghị T.Ư 4, khóa XI và khóa XII, thật sự đặt ra cho Đảng ta những vấn đề đáng lo ngại về sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Do đó, làm theo lời Bác, càng phải kiên quyết xây dựng, chỉnh đốn Đảng với tinh thần quyết liệt hơn nữa, để làm trong sạch Đảng, xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh.

PGS, TS Bùi Đình Phong, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, tiếp cậnDi chúcở góc độ xây dựng Đảng, tập trung vào hai việc, đó là xây và chống. Cốt lõi củaDi chúclà xây dựng Đảng, xây dựng đất nước; là chống tình trạng tham nhũng, tha hóa quyền lực trong Đảng. Tư tưởng của Người về Đảng cầm quyền là suy nghĩ, văn hóa của nhân cách lớn. Đảng cầm quyền là dùng quyền lực để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nhưng quyền lực cũng là "mảnh đất màu mỡ” để những thói hư, tật xấu nảy sinh trong một bộ phận cán bộ. Trên thực tiễn, Đảng cầm quyền để dẫn dắt đất nước đến mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đó là cuộc đấu tranh phức tạp. Không phải ngẫu nhiên Bác dành trước hết nói về Đảng. Thực tế, Đảng đã nhận định một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng tuy đã nói nhiều, nhưng vẫn phải tiếp tục thực hiện thường xuyên, kiên quyết; phải xem xét tất cả những vấn đề nghị quyết của Đảng đề ra đã thực hiện được đến đâu. Xử lý cán bộ chưa phải là mục đích cuối cùng của Đảng, mà quan trọng là phải rèn luyện, quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên.

Tăng cường đoàn kết thống nhất, thực hành dân chủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, Đảng là hạt nhân lãnh đạo mặt trận đoàn kết dân tộc. Để trở thành hạt nhân lãnh đạo, hạt nhân đoàn kết dân tộc, trước hết phải tăng cường đoàn kết trong Đảng. Minh chứng luận điểm này, PGS, TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phân tích, bảo đảm tinh thần đoàn kết trong Đảng trở thành hiện thực và xây dựng được khối đại đoàn kết trong Đảng ở mọi thời kỳ phát triển, trong Di chúc, Người đã căn dặn: "Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Đoàn kết trong Đảng, xây dựng Đảng thành một khối thống nhất là mệnh lệnh, là nhiệm vụ bắt buộc của mỗi cán bộ, đảng viên; phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng. Đoàn kết trong Đảng chỉ được bảo đảm bằng việc Đảng triển khai rộng rãi dân chủ trong Đảng. Mọi đảng viên đều có quyền được biết các hoạt động của Đảng và có quyền tham gia đóng góp ý kiến về đường lối, chủ trương và các hoạt động của Đảng. Để có đoàn kết trong Đảng thật sự, cần đấu tranh mạnh mẽ, liên tục và không khoan nhượng với mọi biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, mọi hình thức áp đặt, mất dân chủ, đồng thời luôn đổi mới tư duy, đổi mới lý luận, nói đi đôi với làm. Tư tưởng nhìn xa, trông rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc không chỉ dừng lại ở những công việc trước mắt mà cả những công việc cho các thế hệ tương lai.

Tiếp cận ở góc độ văn hóa chính trị, PGS, TS Hồ Trọng Hoài, Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, nêu luận điểm, trong nhận thức chính trị, nhất là trong các quyết định chính trị, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có dấu ấn sâu đậm của một nhà văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị, Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên tự phê bình và phê bình, phải có tình đồng chí thương yêu nhau. Như vậy, ngay trong hoạt động chính trị của Đảng, tình cảm giữa con người với nhau cũng trở thành hạt nhân trong nhân sinh quan chính trị của Người.Di chúclà bức tâm thư của một nhà văn hóa chính trị lỗi lạc mà ngôn từ và tư tưởng của nó đã vượt khỏi khuôn khổ của một tư duy chính trị thuần túy, đạt đến tầm phổ quát của chủ nghĩa nhân đạo hiện đại. Đó là sự tích hợp các giá trị văn hóa chính trị truyền thống vốn được nuôi dưỡng bởi tư tưởng trọng dân, thân dân và các giá trị nhân đạo của nhân loại.

Khẳng định ý nghĩa của Di chúc về tăng cường đoàn kết, thực hành dân chủ và sự vận dụng của Đảng ta, theo PGS, TS Trần Khắc Việt, nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, trong ba vấn đề Bác nêu ở Di chúc, phải kiểm điểm chúng ta thực hiện như thế nào. Về căn bản, các vấn đề đều được Đảng ta quan tâm thực hiện qua nhiều đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng. Về tự phê bình và phê bình, về đạo đức cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng quán triệt trong đội ngũ, tuy nhiên, Đảng cần đặt vấn đề phát triển đạo đức cách mạng ở tầm cao hơn nữa, không chỉ là phẩm chất của cán bộ, đảng viên mà là đạo đức của toàn Đảng, của các tổ chức đảng. Về vấn đề đoàn kết, trước hết Bác nói về Đảng, trong Đảng lại nhấn mạnh trước hết là vấn đề đoàn kết, cho thấy đoàn kết trong Đảng rất cần được coi trọng. Trở lại Di chúc, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề đoàn kết; trong đó cần nhìn nhận đoàn kết trên cơ sở đường lối, cương lĩnh của Đảng; trên nguyên tắc tập trung dân chủ, kiên định, kiên trì. Mở rộng dân chủ đi đôi với kiểm tra, giám sát, củng cố, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ.

Thường xuyên nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình

 

Cùng với thực hành dân chủ rộng rãi, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ một nội dung quan trọng, mang tính nguyên tắc trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đó là tự phê bình và phê bình. Theo đồng chí Nguyễn Văn Bắc, nguyên Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Báo Nhân Dân, so với bối cảnh của những năm Người viếtDi chúcthì điều kiện, hoàn cảnh ngày nay đã khác xa rất nhiều, song văn kiện lịch sử vô giá ấy vẫn nguyên giá trị. Thực tế trong đội ngũ đảng viên, nhiều người rất ngại hai chữ phê bình. Nói đến phê bình là thấy nghiêm trọng lắm, nặng nề lắm. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình là để củng cố tinh thần đoàn kết, nhất trí trong Đảng. Đây là công việc thường xuyên như đánh răng, rửa mặt hằng ngày. Thật thà tự phê bình chẳng những giúp cho mình tiến bộ mà còn giúp cho người khác biết để mà tránh; phê bình phải trên tình thương yêu đồng chí, phê bình việc làm, chứ không phải phê bình người. Việc tự phê bình và phê bình phải gắn liền với những điều kiện cụ thể. Ở mỗi đơn vị, trong từng hoàn cảnh khác nhau thì nội dung, cách thức tiến hành phê bình cũng cần khác nhau, phù hợp điều kiện khi ấy. Đối với cán bộ, đảng viên cầu thị thì việc tự phê bình và phê bình với họ thật sự là thang thuốc hay, để trị bệnh. Ở những nơi người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong sáng, liêm khiết, có trách nhiệm nêu gương cũng như những nơi có tinh thần đoàn kết gắn bó thì việc tự phê bình và phê bình thường được thực hiện thiết thực, hiệu quả.

Tiếp tục quán triệt và vận dụng linh hoạt, hiệu quả quan điểm xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải tiến hành nhiều việc làm cụ thể, nhiều biện pháp đồng bộ, cấp thiết và có tính khả thi cao. Một trong bốn giải pháp chủ yếu mà Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Văn Thế, Phó Giám đốc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, đó là thực hành triệt để tự phê bình và phê bình. Thứ nhất, phải nghiêm túc tự phê bình. Đó là ý thức tự giác của người cách mạng chân chính, tránh hình thức, lấy lệ, chỉ tự phê bình những điều gì mọi người đã biết rõ, còn những điều chưa phát hiện thì né tránh. Thứ hai là nghiêm túc phê bình. Một cán bộ sau khi tự phê bình thì tập thể cần góp ý, phê bình thẳng thắn và xây dựng. Nếu việc đã rõ mà người được phê bình không tiếp thu thì phải xử lý thích đáng bằng các hình thức thích hợp. Để tự phê bình và phê bình có kết quả tốt, cần chuẩn bị thật chu đáo, tỉ mỉ, tiến hành nghiêm túc, thận trọng, làm đến đâu chắc đến đó.

 

Cán bộ, đảng viên nêu gương sáng, quan hệ mật thiết với nhân dân

Một vấn đề thường xuyên được Đảng chú ý là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, trong đó có vấn đề tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng theo hệ quy chiếu tư tưởng, tấm gương sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo GS, TS Mạch Quang Thắng, Viện Lịch sử Đảng, vấn đề đáng chú ý hiện nay đó là, cán bộ, đảng viên phải nêu gương sáng về đạo đức cách mạng. Cán bộ, đảng viên, những người có chức, có quyền, nhất là những cán bộ chủ chốt, nếu nêu gương sáng thì sẽ tạo ra một đời sống văn hóa lành mạnh cho xã hội. Cán bộ, đảng viên cần tiếp tục thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tu dưỡng, rèn luyện nhiều hơn để xứng đáng là thành viên của một Đảng cách mạng chân chính. Thật sự là đội ngũ cán bộ, đảng viên còn "nợ” nhiều điều trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chưa thực hiện được cho thật tốt. 50 năm chỉ là một chặng đầu của quá trình thực hiện ấy. Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn ở phía trước.

Trong những tư tưởng lớn, có giá trị và ý nghĩa thời sự được đặt lên hàng đầu trongDi chúc, sẽ là thiếu sót lớn nếu không thấy sự vận dụng và phát triển của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Theo PGS, TS Lâm Quốc Tuấn, Viện Xây dựng Đảng, từ đánh giá cao vai trò của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định sự nghiệp cách mạng là của nhân dân. Độc lập, tự do, hạnh phúc là khát vọng muôn đời của nhân dân. Do đó, xây dựng mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là thể hiện trách nhiệm của Đảng cầm quyền đối với nhân dân, đặc biệt là làm tốt trách nhiệm vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Trong tình hình hiện nay, Đảng thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; kiên quyết khắc phục bệnh quan liêu hiện có ở không ít tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên. Cần coi trọng dân, khuyến khích, vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, nâng cao trình độ dân trí. Hơn bao giờ hết, nhân tố con người trở thành nguồn lực quan trọng bậc nhất trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Kết luận buổi Tọa đàm, đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá, các ý kiến tham luận tại buổi Tọa đàm đã đề cập khá toàn diện những vấn đề cốt yếu trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng. Để thực hiện những điều Bác căn dặn trong Di chúc về xây dựng Đảng, trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng ta đã xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Việc đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được đặt ra trong nhiều nghị quyết của Đảng từ nhiều nhiệm kỳ đến nay, gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản về trách nhiệm nêu gương, đặc biệt là Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Cùng với kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn khẳng định lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Trong nhiệm kỳ này, Đảng tiếp tục tiến hành mạnh mẽ công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với sắp xếp, tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đó chính là những hành động thiết thực làm theo Di chúc của Bác, xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu, khẳng định uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố niềm tin trong nhân dân.

50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là dịp để chúng ta ôn lại và hiểu sâu sắc hơn, thấm thía những lời căn dặn của Người, góp phần xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng vai trò lãnh đạo và là đầy tớ thật trung thành của nhân dân, thực hiện trọn vẹn ước nguyện của Người.

TheoNhandan

Các tin khác


Người đầu tiên mang ánh sáng cách mạng của Đảng đến với Hòa Bình

(HBĐT) - Là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc xa xôi nhưng có thể nói ánh sáng cách mạng của Đảng đến với nhân dân và các dân tộc trong tỉnh từ khá sớm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng ở Hòa Bình được xây dựng và ngày càng phát triển mạnh mẽ, hòa nhịp với phong trào cách mạng của cả nước.

Thành phố Hòa Bình: Tiếp xúc, đối thoại tạo niềm tin của người dân đối với cấp ủy, chính quyền

(HBĐT) - Cuối tháng 6 vừa qua, TP Hòa Bình tổ chức cuộc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân 2 phường Hữu Nghị và Tân Hòa thu hút hàng trăm người tham gia. Tại cuộc tiếp xúc, đối thoại ghi nhận 7 ý kiến với 10 nội dung kiến nghị, đề xuất của nhân dân liên quan đến các vấn đề đầu tư xây dựng hạ tầng, các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài nguyên, môi trường…

Huyện Kỳ Sơn cần tiếp tục thực hiện hiệu quả việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(HBĐT) - Ngày 9/8, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Kỳ Sơn, nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị 7 tháng, nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2019 và triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở GTVT, Sở TN&MT, Sở Xây dựng.

Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh: Ngành Công Thương cần năng động, quyết liệt hành động tạo ra bước đột phá để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

(HBĐT) - Ngày 9/8, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ đã có buổi làm việc với Sở Công Thương về tình hình thực hiện nhiệm vụ 7 tháng; các giải pháp tập trung thực hiện những tháng cuối năm 2019. Cùng tham gia buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.

Khai giảng lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính khóa XIII, năm học 2019 – 2020

(HBĐT) - Ngày 8/8, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức khai giảng lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính hệ vừa làm, vừa học khóa XIII, năm học 2019 - 2020.

Quản lý đảng viên đi làm ăn xa ở Đảng bộ xã Mai Hịch

(HBĐT) - Là xã vùng II còn nhiều khó khăn, do đó, trong những năm qua, tỷ lệ người dân đi làm ăn xa của xã Mai Hịch (Mai Châu) ngày càng tăng, trong đó có một bộ phận là đảng viên. Theo thống kê của văn phòng Đảng ủy xã, từ năm 2016 đến nay, trung bình mỗi năm, Đảng bộ xã có 15 đảng viên đi làm ăn xa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục