(HBĐT) - Với thế hệ sinh ra thời hậu chiến, thì chiến tranh đã trở thành lịch sử. Song, đó là phần lịch sử không được phép lãng quên và không bao giờ có thể lãng quên. Bởi vậy, mỗi độ thu về, tôi lại tìm trong sử sách để thấy lại những hình ảnh sắc nét của cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, làm nên trang sử hào hùng - thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.



Người dân đến thăm quan, tìm hiểu truyền thống lịch sử tại khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên, 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh thời kỳ Tiền khởi nghĩa (tháng 8/1945).


Tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 - 18/8, cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam. Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu. Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sỹ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền. Trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay Nhân dân.

Cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 1929 - 2010 ghi lại: Đêm 17/8/1945, Xứ ủy Bắc Kỳ họp và quyết định khởi nghĩa trong toàn xứ. Ngày 18/8/1945, lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy được truyền tới Hòa Bình. Ngay ngày hôm đó, đồng chí Vũ Thơ, Trưởng Ban chỉ huy khởi nghĩa tỉnh đã kịp thời phát lệnh khởi nghĩa, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng khu căn cứ, chi bộ thị xã và các cơ sở khác trong tỉnh, với phương án là tập trung lãnh đạo khởi nghĩa ở một điểm chắc thắng, rồi từ đó tiến lên giành chính quyền tỉnh và các châu khác. Ban chỉ huy khởi nghĩa quyết định chọn châu Lạc Sơn (bao gồm cả huyện Tân Lạc ngày nay) là điểm đầu tiên. Lệnh khởi nghĩa truyền đi tới đâu là ở đó, cán bộ và quần chúng phấn khởi, khẩn trương hành động.

Theo đúng kế hoạch đã định, ngày 20/8/1945, đơn vị vũ trang tập trung, tự vệ chiến đấu và quần chúng từ khu căn cứ Mường Khói rầm rộ tiến ra Vụ Bản. Nhân dân thị trấn Vụ Bản và các xóm, xã xung quanh được vũ trang nỏ, dao, gậy... biểu tình phối hợp cùng lực lượng của khu căn cứ Mường Khói tiến hành chiếm châu lỵ Lạc Sơn. Sáng 21/8/1945, đoàn quân khởi nghĩa gồm hàng trăm người từ Vụ Bản rầm rập theo đường 12A hướng về thị xã. Trong khi đó, đơn vị vũ trang và lực lượng tự vệ chiến đấu từ khu căn cứ Thạch Yên - Cao Phong cũng rầm rộ vũ trang biểu tình tiến ra đường 12A. Hai cánh quân gặp nhau tại phố Bằng, hợp lại thành một lực lượng hùng hậu.

Trong 3 ngày (từ 19 - 21/8/1945), tại thị xã Hòa Bình và các xóm, xã xung quanh sôi sục không khí chuẩn bị khởi nghĩa. Sáng 22/8/1945, đông đảo Nhân dân thị xã, vũ trang thô sơ, nòng cốt là tự vệ cứu quốc xông thẳng vào trụ sở Hội đồng thị xã, buộc quân địch phải đầu hàng, giao nộp đồng triện, bằng sắc và tài liệu, sổ sách... cho quân cách mạng. Ngay sau đó, tại chợ Phương Lâm đã diễn ra một cuộc mít tinh mừng khởi nghĩa thị xã thắng lợi. Cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang tiến lên chiếm Châu đường Kỳ Sơn (nay là trụ sở UBND tỉnh). Tri châu cùng nha lại, binh lính đã xếp hàng đón quân khởi nghĩa, giao nộp 30 khẩu súng trường, toàn bộ sổ sách, giấy tờ và xin cách mạng khoan hồng.

Sáng 23/8/1945, đoàn quân khởi nghĩa trên đường 12A tiếp tục lên đường qua dốc Cun với tư thế chiến thắng, tiến thẳng vào Phương Lâm. 14h ngày 23/8/1945, trong khi lực lượng chiến đấu của khu căn cứ Tu Lý - Hiền Lương vẫn ém sẵn tại phía tây dinh Tỉnh trưởng, thì lực lượng tiến công chính gồm hàng trăm chiến sỹ tự vệ được Nhân dân bờ phải dùng đò vượt sông Đà sang phía bờ trái, nơi tập trung doanh trại, công sở chính quyền bù nhìn đầu tỉnh. Hoảng sợ trước sức mạnh của quân khởi nghĩa, Tỉnh trưởng cùng một số quan chức bù nhìn ra tận bờ sông xin đầu hàng cách mạng. Lực lượng khởi nghĩa có sự hướng dẫn, hỗ trợ của tổ công chức cứu quốc đã tỏa đi chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu, từ dinh Tỉnh trưởng, nhà dây thép, đến trại Bảo an binh, Sở cẩm... 

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh diễn ra thuận lợi, nhanh gọn. Những ngày sau đó, lệnh khởi nghĩa được phát đi khắp các châu: Mai Đà (bao gồm Mai Châu, Đà Bắc ngày nay), Lương Sơn, Lạc Thủy… Với chiến lược đã được hoạch định kỹ lưỡng, trong 7 ngày (từ 20 - 26/8/1945), LLVT tập trung từ các khu căn cứ, kết hợp với Nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong toàn tỉnh. 

Với địa thế "tiến có thể đánh, lùi có thể giữ”, thành công cuộc khởi nghĩa mùa thu Tháng Tám ở tỉnh ta đã góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc, xây dựng nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Đã 75 năm trôi qua, những nhân chứng sống của thời khắc lịch sử mùa thu năm ấy - Tháng Tám năm 1945 không còn nhiều, nếu còn cũng không đủ minh mẫn để kể lại đầy đủ, chi tiết. Là thế hệ sinh ra sau chiến tranh, được hít thở trọn vẹn bầu không khí của hòa bình, tôi luôn hướng lòng mình tìm về lịch sử để rõ hơn những chặng đường đấu tranh gian khổ của thế hệ cha ông. Qua đó, cùng những người trẻ hôm nay thắp lên ngọn lửa truyền thống cách mạng, xây dựng đất nước, quê hương trên chặng đường đổi mới và phát triển.

Thúy Hằng

Các tin khác


Đơn vị tiêu biểu trong công tác phát triển Đảng

(HBĐT) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh (BQL) là đơn vị tiểu biểu của Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh trong công tác phát triển đảng viên, chăm lo, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh toàn diện, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ chuyên môn.

Dấu ấn công tác tổ chức xây dựng Đảng

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2015- 2020, công tác tổ chức xây dựng Đảng của Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Nổi bật là chất lượng sinh hoạt chi bộ được nâng cao; công tác quản lý, phát triển đảng viên, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm thực hiện hiệu quả… Đồng chí Phạm Xuân Triển, Phó Bí thư TT Đảng ủy Khối khẳng định: Có được kết quả đó phải kể đến những đóng góp không nhỏ của tập thể cán bộ, chuyên viên Ban Tổ chức Đảng ủy Khối CCQ tỉnh.

Chi bộ Bảo trợ xã hội và chăm sóc trẻ em: Hiệu quả từ nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

(HBĐT) - Chi bộ Bảo trợ xã hội và chăm sóc trẻ em là chi bộ ghép, gồm 3 bộ phận chuyên môn trực thuộc Đảng ủy Sở LĐ-TB&XH, hiện có 11 đảng viên. Nhiệm kỳ 2017-2020, chi bộ đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ chính là tham mưu giúp lãnh đạo Sở tổ chức thực hiện các chính sách về bảo trợ xã hội, Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh.

Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao

(HBĐT) - Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh là Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, có đặc điểm riêng và có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, bao gồm các tổ chức cơ sở (TCCS) Đảng cơ quan tham mưu trực tiếp giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về phát triển KT-XH, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, MTTQ và các đoàn thể CT-XH. Hiện nay, Đảng bộ Khối có 75 chi, Đảng bộ trực thuộc với trên 4.200 đảng viên.


Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên

(HBĐT) - Đảng bộ Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh hiện có 47 Đảng bộ, 28 chi bộ cơ sở, gồm các tổ chức Đảng cơ quan, ban, sở, ngành, đoàn thể CT-XH, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp và một số doanh nghiệp. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở (TCCS) Đảng và đảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa giữ vững được sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục