Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tận tình phục vụ tổ chức, cá nhân đến giao dịch.
Từ ngày 1/1 - 15/6/2021, TT PVHCC tỉnh tiếp nhận mới 32.030 hồ sơ TTHC; kỳ trước chuyển sang 4.598 hồ sơ; đã giải quyết xong 31.135 hồ sơ, gồm: Giải quyết sớm hạn 24.584 hồ sơ (chiếm 78,95%), giải quyết đúng hạn 6.551 hồ sơ (chiếm 21,04%), giải quyết quá hạn 1.047 hồ sơ (trong đó có: 5 hồ sơ thuộc Sở KH&ĐT, 3 hồ sơ thuộc Sở GD&ĐT đã trả kết quả đúng hạn, tuy nhiên chuyên viên tích trả kết quả trên phần mềm chậm, 1.039 hồ sơ thuộc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, thành phố). Hồ sơ tạm dừng chờ bổ sung thành phần hoặc điều chỉnh thành phần hồ sơ là 1.662 hồ sơ, thuộc lĩnh vực: KH&ĐT, TN&MT, xây dựng, y tế. Hồ sơ tiếp nhận qua Cổng Dịch vụ công (DVC) tỉnh 79.442 hồ sơ (cấp tỉnh 3.123 hồ sơ, cấp huyện 76.319 hồ sơ).
Các sở, ban, ngành đạt chỉ tiêu 51% theo quy định tại Quyết định số 449/QĐ-UBND, ngày 3/3/2021, gồm: Công Thương, VH-TT&DL, GD&ĐT, KH&ĐT, KH&CN, LĐ-TB&XH, NN&PTNT, Nội vụ, TN&MT, Tư pháp, Xây dựng, Y tế, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, UBND các huyện, thành phố. Các sở chưa đạt chỉ tiêu gồm: GTVT, TT&TT.
Các hồ sơ TTHC tiếp nhận qua trung tâm đều được xử lý, thực hiện theo đúng quy trình, quy định, kịp thời chuyển cho cơ quan chuyên môn xử lý, đảm bảo tiến độ giải quyết TTHC chung của tỉnh; hồ sơ chưa đủ hoặc không đủ điều kiện, trung tâm đôn đốc các cơ quan, đơn vị ban hành văn bản trả lời, kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân theo quy định.
Kết quả điều tra, khảo sát ý kiến đánh giá của tổ chức, cá nhân về mức độ hài lòng trong giải quyết TTHC tại trung tâm cho thấy: Tổng thời gian ngắn hơn so với quy định có 3.106 phiếu đánh giá mức tối đa, đạt 100%; không có phiếu đánh giá ở mức thấp. Thời gian xử lý của cơ quan, đơn vị ngắn hơn so với quy định, đạt 100%; không có phiếu đánh giá ở mức thấp. Việc thực hiện tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả tại Bộ phận một cửa đạt 100%. Đánh giá thái độ của cán bộ, công chức, viên chức khi tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ sớm hơn thời hạn quy định; không có ý kiến phản ánh, kiến nghị về hành vi, thái độ nhũng nhiễu, gây phiền hà, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật...
Đồng chí Bùi Huy Thành, Phó Giám đốc TTPVHCC tỉnh cho biết: Nhìn chung, việc chấp hành nội quy, quy chế làm việc tại trung tâm được duy trì, thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Bên cạnh đó, phần mềm một cửa điện tử cấp tỉnh đôi khi xảy ra lỗi không tích trả kết quả được; chưa có phương án tích hợp phần mềm một cửa điện tử với một số phần mềm chuyên ngành tại trung tâm. Phần mềm một cửa điện tử của các huyện, thành phố chưa được kết nối liên thông với phần mềm một cửa điện tử của trung tâm (hiện tại chỉ kết nối với phần mềm DVC của tỉnh), đôi khi phần mềm bị lỗi không đăng nhập được. Tỷ lệ TTHC phát sinh hồ sơ mức độ 3, 4 ở một số đơn vị chưa đạt chỉ tiêu theo quy định. Việc thanh toán phí, lệ phí cho công dân bằng phương thức trực tuyến vẫn chưa thực hiện được, triển khai thanh toán trực tuyến còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Đến thời điểm hiện tại, hồ sơ thủ tục liên quan đến lĩnh vực đất đai còn thực hiện giải quyết quá hạn và chưa có kết quả giải quyết; kết quả giải quyết, hồ sơ đề nghị bổ sung hoặc từ chối của các cơ quan, đơn vị hầu hết chưa cập nhật, công khai lên hệ thống phần mềm một cửa điện tử theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ; nhiều phản ánh, kiến nghị của người dân được tiếp nhận qua trang thông tin Hành chính công và điện thoại tổng đài (chủ yếu là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện thuộc Sở TN&MT).
Thời gian tới, trung tâm tiếp tục theo dõi sát sao việc tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả tại phần mềm một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, Cổng DVC tỉnh để đảm bảo quá trình thực hiện giải quyết TTHC được thông suốt và hỗ trợ người dân nộp, tra cứu hồ sơ trên phần mềm. Tăng cường phối hợp Bưu điện tỉnh và các sở, ban, ngành triển khai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định. Tập trung tổ chức công tác rà soát, lựa chọn các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị, địa phương đủ điều kiện cung cấp DVC trực tuyến mức độ 3, 4 nhằm kịp thời phát hiện, đề xuất đưa vào danh mục DVC trực tuyến mức độ 3, 4, đồng thời sớm cập nhật lên phần mềm một cửa điện tử. Phối hợp, nâng cấp, cải tạo phần mềm DVC cấp tỉnh nhằm tạo điều kiện cho công dân nộp hồ sơ trên môi trường mạng; thực hiện việc cho phép tổ chức, công dân thanh toán phí, lệ phí (nếu có) qua phương thức trực tuyến…
Lê Chung