(HBĐT) - Sáng 24/7, Quốc hội (QH) họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Tổng Thư ký QH Bùi Văn Cường trình bày dự kiến điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XV từ ngày 24/7/2021 đến bế mạc kỳ họp, trong đó có việc bổ sung một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 vào Nghị quyết kỳ họp của QH.
Sau đó, QH thảo luận, biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình kỳ họp bằng hình thức điện tử, kết quả như sau: Có 474 đại biểu tham gia biểu quyết, trong đó có 474 đại biểu tán thành (bằng 100% đại biểu có mặt và bằng 94,99% tổng số ĐBQH).
Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải, QH họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhiệm kỳ 2016-2021 Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình của Chính phủ và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của QH Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Sau đó, QH thảo luận ở tổ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Đại biểu Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hoà Bình thảo luận tại tổ sáng 24/7.
Thảo luận tại tổ, đại biểu Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hoà Bình cho rằng: Ở đây, chúng ta giới hạn là vốn Nhà nước tham gia dự án PPP tối đa không quá 50%, cái này rất đúng với những địa bàn thuận lợi như Bắc Giang, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nhưng vùng Tây Bắc như chúng tôi thì rất khó. Như vậy, các đồng chí đóng cửa luôn PPP cho vùng Tây Bắc. Vì PPP là doanh nghiệp tham gia, doanh nghiệp tham gia cơ bản phải có lợi nhuận bài toán tài chính. Ví dụ, chúng tôi với Sơn La rất kỳ công, Thủ tướng Chính phủ về duyệt chủ trương đầu tư làm đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu 22 nghìn tỷ đồng. Tối đa vốn Nhà nước được 11 nghìn tỷ đồng, còn doanh nghiệp bỏ ra 11 nghìn tỷ đồng, nhưng tính theo lưu lượng xe 35 năm, sau khi hoàn vốn thì ai đầu tư. Tôi không hiểu căn cứ vào đâu các đồng chí ra giới hạn đó. Tôi nghiên cứu và là người đầu tiên nghiên cứu, cả thế giới không ai có giới hạn đó cả. Những vùng này khuyến khích tư nhân đầu tư hạ tầng khó, thì một đồng cũng quý... Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ phê duyệt cho triển khai Dự án đường tránh đèo Thung Khe thuộc Quốc lộ 6 đoạn đi qua địa phận tỉnh Hòa Bình vì đoạn này đèo dốc quanh co, nguy hiểm, thường xảy ra tai nạn gây thiệt hại về người và của...
Đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà, Đoàn ĐBQH tỉnh Hoà Bình thảo luận tại tổ sáng 24/7.
Đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà, Đoàn ĐBQH tỉnh Hoà Bình thì cho rằng: Giai đoạn 2021 - 2025 mục tiêu cụ thể chỉ đặt mục tiêu trên 90% kế hoạch, nguyên tắc đưa ra phải hoàn thành theo nghị quyết QH đề ra, xem xét. Trong báo cáo của Chính phủ đề xuất một số nhiệm vụ, địa phương hỗ trợ sản phẩm cạnh tranh trong khi vốn cho khoa học công nghệ giai đoạn trước không hoàn thành, đề nghị rà soát toàn bộ định hướng đầu tư công...
* Buổi chiều, QH họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo của Chính phủ và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của QH Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.
Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn, QH họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 Nguyễn Thanh Long trình bày Tờ trình của Chính phủ và Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của QH Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội về việc đề xuất một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đưa vào Nghị quyết kỳ họp của QH.
Sau đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn, QH họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Ủy viên UBTVQH, Tổng Thư ký QH Bùi Văn Cường trình bày dự kiến điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XV từ ngày 25/7/2021 đến bế mạc kỳ họp. Sau đó, QH thảo luận, biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình kỳ họp bằng hình thức điện tử, kết quả có 480 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96,18% tổng số ĐBQH), trong đó có 477 đại biểu tán thành (bằng 95,59% tổng số ĐBQH); có 3 đại biểu không tán thành (bằng 0,60% tổng số ĐBQH).
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, QH thông qua điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ nhất từ ngày 25/7. Theo đó, QH sẽ làm việc cả ngày Chủ nhật (25/7) và bế mạc vào ngày 28/7, kết thúc sớm 3 ngày so với dự kiến chương trình trước đó.
Sau đó, QH thảo luận ở tổ về việc phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2019; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.
Đại biểu Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình thảo luận tại tổ về vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thảo luận tại tổ, các đại biểu cơ bản đồng tình với báo cáo tờ trình của Chính phủ và thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách đối với quyết toán chi NSNN 2019 và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cho ý kiến về vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đại biểu Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho biết: Thời gian qua, thực hiện nghị quyết của UBTVQH về sáp nhập một số đơn vị hành chính, tại một số tỉnh, thành phố. Sau khi sáp nhập các đơn vị này cấp xã, dẫn đến tình trạng thừa cơ sở vật chất, trụ sở làm việc. Đề nghị Chính phủ cần có thống kê để từ đó có phương án tránh lãng phí... Thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính, chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó có đầu tư cở sở vật chất, trụ sở làm việc trong quy trình sắp xếp có một số xã sáp nhập, các địa phương đang thực hiện sắp xếp. Đây là nội dung cần giám sát, có phương án tổ chức thực hiện, chỗ nào sắp xếp lại điều chuyển cho đơn vị, từ đó không lãng phí ngân sách.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình thảo luận tại tổ chiều 24/7.
Cũng liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đánh giá cao báo cáo của Chính phủ đã đạt được trong thời gian qua. Hiện nay, trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, công tác thực hành tiết kiệm đã có những mặt tích cực, thể hiện qua công tác điều hành, tiết kiệm chi ngân sách để đầu tư nguồn lực cho phòng, chống dịch. Tuy nhiên, Chính phủ cần có thống kê cụ thể hơn đối với một số nội dung, trong đó có sự lãng phí tại một số đơn vị hành chính sau sáp nhập. Trong kết quả của báo cáo cần làm rõ hơn nữa, chúng tôi nhận thấy trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc, qua giám sát, tiếp xúc cử tri, người dân boăn khoăn hiện 3, 4 xã sáp nhập 1 có số trụ sở thừa dẫn đến xuống cấp, lãng phí...
Từ 16 giờ 30, QH họp riêng dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn, nghe Chủ tịch QH Vương Đình Huệ thay mặt UBTVQH trình bày Tờ trình về dự kiến nhân sự để QH bầu Chủ tịch nước; sau đó, QH thảo luận ở Đoàn về nội dung này.
P.V - Phan Thanh Nga (Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh - TH)
(HBĐT) - "Từ việc quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nội dung quy chế dân chủ (QCDC), đặc biệt là Kế hoạch số 22-KH/TU, ngày 11/3/2016 của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 120-KL/TW, ngày 7/1/2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) về "Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở”, thực hiện phương châm "dân biết, dân làm, dân kiểm tra" đã góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân tham gia phát triển KT-XH địa phương" - đồng chí Nguyễn Sinh Mừng, Phó Bí thư TT Đảng ủy phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) cho biết.
(HBĐT) - Nhằm hướng tới mục tiêu cải thiện thực chất môi trường kinh doanh, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tối thiểu 3 bậc/năm, cắt giảm tối đa 30% thủ tục hành chính (TTHC), Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, khẩn trương xây dựng, thiết lập đường dây nóng (ĐDN) tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp (DN), người dân trong quá trình thực hiện các TTHC.
(HBĐT) - Không chỉ nhân dịp cả nước hướng về ngày Thương binh - Liệt sỹ, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) mới đẩy mạnh các hoạt động tri ân mà bất cứ khi nào gặp khó khăn, hoạn nạn, ốm đau, những gia đình thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng (NCC) luôn nhận được sự quan tâm, động viên, hỗ trợ kịp thời từ cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Thực tế công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS) của Đảng những năm qua luôn tồn tại bất cập, hạn chế đó là năng lực, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn của một bộ phận cán bộ kiểm tra các cấp, nhất là ở cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác KT, GS trong tình hình hiện nay. Cán bộ làm công tác kiểm tra ở cơ sở hầu hết là kiêm nhiệm, lại thường xuyên thay đổi nên việc tiếp cận, nghiên cứu tìm hiểu các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy trình thực hiện KT, GS phần nào còn hạn chế, trong khi đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi. Do đó, để công tác KT, GS ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ huyện Lương Sơn đã có nhiều giải pháp, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ và có sự ổn định về đội ngũ.
Theo chương trình kỳ họp, ngày 23/7, Quốc hội làm việc tại hội trường và thảo luận tại tổ về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Tại cuộc thảo luận tổ chiều 22/7, các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm đến các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho đầu tư công.