Thứ Ba (26/10), các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.


Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, buổi sáng, các đại biểu thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động. Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Đề xuất bổ sung 2 nhiệm vụ, 2 quyền hạn cho cảnh sát cơ động

Trước đó, vào chiều 21/10, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ).

Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, mục đích của việc xây dựng Luật CSCĐ là nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở vững chắc để CSCĐ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước.

Ngày 26/10, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Cảnh sát cơ động, sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ - Ảnh 1.

Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Cảnh sát cơ động. Ảnh: TTXVN

Dự thảo Luật gồm 5 chương, 31 điều; xác định 7 nhóm nhiệm vụ cơ bản của CSCĐ, trong đó kế thừa những nhiệm vụ còn phù hợp của Pháp lệnh CSCĐ, đồng thời bổ sung 2 nhiệm vụ cho CSCĐ, đây là các nhiệm vụ trên thực tế CSCĐ đang thực hiện, nay cần được luật hóa để bảo đảm tính ổn định, đồng bộ, thống nhất, nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực thi, gồm:

- Huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với CSCĐ và cán bộ, chiến sĩ, học viên trong Công an nhân dân (CAND); huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng bảo vệ thuộc các bộ, ngành, địa phương;

- Phối hợp với các lực lượng trong CAND và các lực lượng, đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ có tính chất phức tạp trong đấu tranh, phòng chống tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự; phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc các bộ, ngành, địa phương trong bảo đảm ANTT và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật quy định cụ thể 7 quyền hạn của CSCĐ, trong đó bổ sung thêm 2 quyền hạn mới phù hợp với yêu cầu thực tế thực hiện nhiệm vụ của CSCĐ gồm:

- Được mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không và lên tàu bay dân sự trong các trường hợp chống khủng bố, giải cứu con tin, trấn áp đối tượng có hành vi phạm tội nguy hiểm có sử dụng vũ khí; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và sử dụng tàu bay riêng do cấp có thẩm quyền huy động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về ANTT;

- Ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái và các phương tiện khác trực tiếp tấn công, xâm phạm hoặc đe dọa tấn công, xâm phạm mục tiêu bảo vệ của CSCĐ.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Tô Lâm, dự thảo Luật còn bổ sung quy định về phối hợp giữa CSCĐ với cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ, trong đó quy định rõ nguyên tắc phối hợp, nội dung phối hợp và cơ chế chỉ huy CSCĐ trong phối hợp giải quyết các vụ việc phức tạp về ANTT.

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Cảnh sát cơ động, các đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành Luật nhằm cụ thể hoá nội dung về quyền con người, quyền công dân đã được quy định trong Hiến pháp, khắc phục những hạn chế, bất cập sau 7 năm thực hiện Pháp lệnh về cảnh sát cơ động.

Một số đại biểu nhất trí với dự thảo luật khi bổ sung một số nhiệm vụ mà cảnh sát cơ động thực hiện theo quy định của Luật Công an Nhân dân, đồng thời đề nghị cần quy định rõ việc nhà nước đảm bảo trang bị phương tiện, thiết bị để Cảnh sát cơ động tiến thẳng lên hiện đại. Về quy định Cảnh sát cơ động công tác ổn định lâu dài được bố trí nhà ở công vụ, có ý kiến đề nghị bổ sung thêm khái niệm phù hợp với thực tiễn chính sách cán bộ ở địa bàn đóng quân.

2 phương án xử phạt hành chính với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 92 điều (bổ sung 12 điều, sửa đổi 80 điều) và bãi bỏ 2 điều. Tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi gồm 232 điều.

Cũng trong Tờ trình, Chính phủ xin ý kiến của Quốc hội đối với 2 nội dung chính: quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2 phương án về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

Phương án 1 là biện pháp xử phạt hành chính chỉ áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng; các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ không bị xử phạt hành chính, mà chỉ bị xử lý bằng biện pháp dân sự.

Phương án 2 giữ nguyên quy định của pháp luật hiện hành, theo đó, áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cho ý kiến tại cuộc thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá: "Đây là dự án luật khó. Mà khó như thế nên soạn Luật Sở hữu trí tuệ thì phải rất trí tuệ chúng ta mới làm được luật này".

Về 2 vấn đề Chính phủ xin ý kiến, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bàn rất kỹ. Về nội dung chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, sáng kiến, dự án… được tài trợ từ ngân sách nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phương án giao cho cơ quan chủ trì thực hiện, cũng phải tính đến cơ chế phân chia lợi ích hợp lý, cần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, tác giả và cơ quan chủ trì.

Ngày 26/10, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Cảnh sát cơ động, sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ - Ảnh 3.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

Về vấn đề thu hẹp xử phạt hành chính đối với quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: "Qua nghiên cứu kỹ thấy rằng đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, rất cần bảo vệ sở hữu trí tuệ, phải nghiêm hơn, thậm chí phải xử phạt hình sự. Trong khi, phạt hành chính tiện lợi ở chỗ cả người bị phạt và người được phạt đều chấp nhận và giải quyết rất nhanh".

Cũng tại phiên thảo luận tổ, liên quan đến việc thu hẹp phạm vi xử lý hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đại biểu Trần Công Phàn (Bình Dương) cho rằng Báo cáo tổng kết thi hành Luật Sở hữu trí tuệ cho thấy việc xử lý các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền bằng biện pháp dân sự tại Tòa án chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với hàng chục nghìn các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hành chính và tập trung chủ yếu vào các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực quyền tác giả.

"Với thực trạng như vậy, nếu loại bỏ biện pháp xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền liên quan đến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí sẽ dẫn đến khoảng trống pháp luật trong việc kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tăng thêm gánh nặng cho hệ thống Tòa án hiện đang quá tải, cũng như tạo thêm thách thức cho đương sự khi sử dụng biện pháp tố tụng dân sự" - đại biểu phân tích và đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành.

                                                                               Theo VTV.vn

Các tin khác


Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá 10 ngày thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ

(HBĐT) - Chiều 24/10, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc kiểm điểm, đánh giá sau 10 ngày thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch Covid-19 (Nghị quyết số 128). Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Thành ủy Hòa Bình: Hội thảo khoa học Bản thảo “Tài liệu giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ và Nhân dân thành phố Hòa Bình, giai đoạn 1930-2020”

(HBĐT) - Ban Thường vụ Thành ủy Hòa Bình vừa phối hợp với Hội Sử học tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học Bản thảo "Tài liệu giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ và Nhân dân thành phố Hòa Bình, giai đoạn 1930-2020”.

Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị

(HBĐT) - Để tạo được nguồn nhân lực "giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vững về bản lĩnh chính trị”, bên cạnh việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề thì việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị (LLCT) cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên nói riêng, nguồn nhân lực nói chung là yêu cầu đặt ra. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giáo dục LLCT của tỉnh trong những năm qua còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quá trình tổ chức triển khai cần sớm được khắc phục, điều chỉnh.

Công tác tuyên truyền miệng - nhìn từ hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi

(HBĐT) - Trong 2 ngày 28 - 29/9 vừa qua, Đảng ủy Công an tỉnh tổ chức Hội thi báo cáo viên (BCV), tuyên truyền viên (TTV) giỏi năm 2021. Tham gia hội thi có 27 thí sinh là BCV, TTV đến từ các chi, Đảng bộ trực thuộc Công an tỉnh. Hội thi đã truyền tải nội dung chỉ thị, nghị quyết của Đảng, những vấn đề mới mang tính thời sự... cho thấy sự sáng tạo, giá trị của công tác tuyên truyền miệng đối với việc triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) các cấp từ cơ sở.

Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) và dự thảo Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi)

(HBĐT) - Tiếp tục chương trình ngày làm việc thứ 4, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 23/10, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thảo luận tổ dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) và dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Tham gia phiên thảo luận có các đại biểu: Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ tại huyện Mai Châu

(HBĐT) - Ngày 22/10, đoàn kiểm tra số 2, Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) tỉnh do đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó trưởng BCĐ thực hiện QCDC cơ sở tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc thực hiện QCDC tại huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục