Sáng 26/10, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, dươi sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc Hội Trần Quang Phương, các đại biểu đã thảo luận trực tuyến dự thảo Luật cảnh sát cơ động trình tại Kỳ họp. 

Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và các đại biểu Hoàng Đức Chính, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh dự phiên thảo luận. Tham gia thảo luận trực tuyến, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã có ý kiến đóng góp vào các nội dung của Dự thảo Luật. Báo Hòa Bình trích đăng nội dung ý kiến của đại biểu Đặng Bích Ngọc tại phiên thảo luận.

 

Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát biểu tại phiên thảo luận trực tuyến.

Trước tiên tôi đồng tình với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và an ninh đối với Dự thảo Luật cảnh sát cơ động. Tôi xin được góp ý vào một số nội dung cụ thể như sau:

Một là: Về sự cần thiết phải xây dựng Luật

Tôi đồng tình với quan điểm, chủ trương, sự cần thiết xây dựng Luật cảnh sát cơ động trong giai đoạn hiện nay, nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp; khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện pháp lệnh; nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của lực lượng cảnh sát cơ động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng cảnh sát cơ động trong tình hình mới. Tuy nhiên, tôi cũng xin đề nghị những nội dung đã được quy định trong Luật Công an Nhân dân thì sẽ không đưa vào Luật cảnh sát cơ động, bởi vì cảnh sát cơ động cũng là lực lượng thuộc Công an nhân dân. Do đó, chỉ quy định những nội dung là đặc thù của lực lượng cảnh sát cơ động trong dự thảo Luật này.

Hai là: Về nhiệm vụ của cảnh sát cơ động: Điều 9

Tại khoản 3, Điều 9, quy định nhiệm vụ của cảnh sát cơ động là "huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố”. Tuy nhiên, trên thực tế việc huấn luyện công tác phòng chống khủng bố là nhiệm vụ của lực lượng phòng chống khủng bố, còn lực lượng cảnh sát cơ động chỉ có thể phối hợp trong việc bồi dưỡng huấn luyện. Vì vây, tôi đề nghị dự thảo Luật bỏ nhiệm vụ này, chống chồng chéo với các quy định pháp luật khác.

Ba là: Về Hệ thống tổ chức của cảnh sát cơ động (Điều 13)

Tôi đồng tình với Phương án 1: Đề nghị giữ nguyên quy định về hệ thống tổ chức như dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội, theo đó chỉ quy định mang tính nguyên tắc về hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động gồm: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Cảnh sát cơ động Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động để đảm bảo thống nhất với quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018.

Việc quy định mang tính nguyên tắc về tổ chức và cơ cấu của lực lượng cảnh sát cơ động là phù hợp với Khoản 2, Điều 4, Nghị định số 01/2018/NĐ-CP, ngày 6/8/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Công an. Việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động thuộc thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Công an. Quy định như phương án 1 là phù hợp và thống nhất với các văn bản pháp luật hiện hành, đồng thời tạo sự linh hoạt trong việc bố trí, sắp xếp tổ chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn, thời kỳ.

Bốn là: Về huy động người, phương tiện, thiết bị:

Tôi cơ bản đồng tình với dự thảo về quy định trong trường hợp cấp bách để thực hiện nhiệm vụ, cảnh sát cơ động được huy động người và phương tiện… việc quy định quyền hạn của cảnh sát cơ động sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để lực lượng này thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, giữ vững ổn định chính trị, chống các thế lực thù địch phá hoại, chống mọi xâm phạm vào các lợi ích quốc gia, dân tộc, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi phạm tội; tạo môi trường an toàn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để đảm bảo việc huy động được thực hiện đúng lúc, đúng đối tượng, tránh lạm quyền hoặc vi phạm trong quá trình huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự, tôi đề nghị dự thảo Luật cần bổ sung quy định người có thẩm quyền huy động tại khoản 3, Điều 17 phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình; giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết nội dung này, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

Năm là: Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động

Tôi đề nghị không nên quy định quá chi tiết về chế độ chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ trong Luật. Dự thảo Luật chỉ quy định chế độ chính sách chung như Khoản 1, Điều 23 là đảm bảo đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức triển khai thực hiện sau này. Đối với những chế độ mang tính đặc thù sẽ do Bộ Công an hướng dẫn, đảm bảo phù hợp với Luật công an Nhân dân và không trái với các quy định pháp luật khác. Tránh những quy định cứng sẽ gấy khó khăn cho việc tổ chức, triển khai thực hiện. Những đối tượng cần được sự hỗ trợ về Nhà ở của Nhà nước, Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể về đối tượng hưởng và mức hưởng phù hợp với từng thời kỳ.

Sáu là: Về trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 28)

Tôi băn khoăn về quy định trách nhiệm của HĐND, UBND trong việc phối hợp bố trí quy hoạch quỹ đất để Cảnh sát cơ động xây dựng thao trường huấn luyện và thực hiện chính sách về nhà ở cho cán bộ chiến sĩ cảnh sát cơ động, việc quy định nội dung này trong Luật sẽ gây khó khăn cho các địa phương không có quỹ đất rộng. Đề nghị Dự thảo xem xét để quy định đảm bảo tính khả thi trên thực tế, đảm bảo sự phối hợp giữa Bộ Công an và các địa phương trong quá trình thực hiện Luật.

Bảy là: Về trách nhiệm của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội: Tôi đề nghị bỏ cụm từ "với cơ quan, tổ chức có liên quan” và từ "giúp đỡ” trước cụm từ cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ. Đây là trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan này phải có trách nhiệm trong việc phối hợp để cảnh sát cơ động thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Nên viết lại là: "MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp để tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về cảnh sát cơ động và giám sát cảnh sát cơ động trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao”.

Các tin khác


Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục