(HBĐT) - Chiến dịch Hoà Bình được nhắc đến như một mốc son chói lọi ghi dấu sự thất bại thảm hại của quân Pháp trên mảnh đất Hoà Bình. 70 năm đã trôi qua, nhưng thắng lợi vĩ đại và những bài học kinh nghiệm từ Chiến dịch Hòa Bình vẫn còn nguyên giá trị, được vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.


Lực lượng vũ trang và Nhân dân trong tỉnh ôn lại truyền thống Chiến dịch Hòa Bình bên tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan tại xã Bình Thanh (Cao Phong). Ảnh: P.V

Chiến dịch Hòa Bình mở màn ngày 10/12/1951. Trên hướng chủ yếu, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 vận động đến Ninh Mít, phối hợp 2 tiểu đoàn địa phương chặn đánh tiểu đoàn dù GM4 càn quét ở làng Chúc phía Nam Ba Vì, diệt 2 đại đội địch, số địch còn lại bỏ chạy về Chẹ. Sáng 11/12/1961, tiểu đoàn địch càn vào khu vực Gốc Bộp, điểm cao 306, bị quân ta chặn đánh diệt 2 đại đội, bộ phận địch phía sau lùi lại Yên Lệ. Trên đường số 87, 2 tiểu đoàn địa phương đánh vận động phục kích diệt 2 đại đội bộ binh và một trung đội cơ giới địch ở Trung Thượng - Hạm Giá…

Ngày 23/2/1952, địch rút chạy khỏi thị xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình hoàn toàn được giải phóng. Một lần nữa, tỉnh Hòa Bình là nơi ghi đậm dấu ấn thất bại thảm hại của quân đội viễn chinh Pháp. Ngày 24/2/1952, địch ở Ao Trạch tiếp tục rút về Đồng Bái. Trên quãng đường này, Trung đoàn 9, Đại đoàn 304 xuất kích kịp thời, chặn đánh một bộ phận, diệt gần 2 đại đội địch. Trung đoàn 57, Đại đoàn 304 dùng hỏa lực bắn đuổi theo diệt thêm hàng chục tên. Ngày 25/2/1952, quân địch tiếp tục rút khỏi Đồng Bái về Xuân Mai. Trong 3 ngày đánh địch rút lui, ta tiêu diệt 6 đại đội địch, phá hủy 23 xe quân sự, thu trên 100 tấn đạn dược và quân trang, quân dụng. Ngày 25/2/1952, Tổng Quân ủy quyết định kết thúc Chiến dịch Hòa Bình. Qua 2,5 tháng chiến đấu liên tục, ta đã phá kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của địch, giải phóng khu vực Hòa Bình, sông Đà với diện tích trên 1.000 km2 và 20.000 dân. 

Tại mặt trận Hòa Bình, ta diệt 6.012 tên địch, thu 24 khẩu pháo các loại, 788 súng, 98 máy vô tuyến điện, phá hủy 12 khẩu pháo, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm và bắn cháy 17 ca nô, tàu, xuồng, phá hủy 246 xe quân sự. Mặt trận địch hậu (Trung Du, Liên khu 3), ta loại khỏi vòng chiến đấu 15.237 tên địch, thu 6.126 súng các loại, giải phóng 4.000 km2 với hơn 1 triệu dân. Tổn thất chung của địch là 21.249 tên (14.030 tên chết)…

Chiến dịch Hòa Bình kết thúc thắng lợi, cuộc chiến đấu của quân dân ta trên chiến trường Trung Du, Liên khu 3, mặt trận phối hợp quan trọng của Chiến dịch Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Thắng lợi của ta ở mặt sau lưng địch làm thay đổi tình thế đồng bằng Bắc Bộ, đã có ý nghĩa quyết định thắng lợi của toàn bộ Chiến dịch Hòa Bình. Đánh bại âm mưu đánh chiếm vùng tự do của địch, phá tan âm mưu thâm độc chia rẽ đồng bào Mường, dựng lại "Xứ Mường tự trị” của giặc Pháp trên đất Hòa Bình, đập tan ảo tưởng giành lại thế chủ động trên chiến trường của thực dân Pháp bằng kế hoạch Đờ-lát đờ Tát-xi-nhi. 

Kể từ ngày đầu kháng chiến, số binh lính bị tiêu diệt và tan rã trong Chiến dịch Hòa Bình là thiệt hại cao nhất của Pháp qua một chiến dịch. Đây là thắng lợi cực kỳ quan trọng vì tiêu diệt địch, giải phóng đất đai, đặc biệt là tạo nên thế trận mới chưa từng có của ta ở vùng địch tạm chiếm và trung du, đồng bằng Bắc Bộ. Âm mưu củng cố phòng tuyến, tấn công ra vùng tự do của ta và giành lại quyền chủ động của thực dân Pháp bị thất bại nặng. 

Về ý nghĩa Chiến dịch Hòa Bình, nhận lệnh của Đại tướng Tổng Tư lệnh nêu rõ: "Chiến dịch này là chiến dịch lớn nhất từ trước tới nay, ta đã phối hợp nội ngoại tuyến hết sức chặt chẽ. Ta phối hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích trên một quy mô rộng lớn. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình là thắng lợi quân sự, chính trị và kinh tế. Nó đánh bại âm mưu cố gắng giành lại quyền chủ động của Đờ-lát đờ Tát-xi-nhi". Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình là thành công của Đảng ta trong việc chỉ đạo tiến công chiến dịch và đưa quân đội ta có bước tiến mới về trình độ chiến thuật, kỹ thuật, về khả năng chiến đấu liên tục, dài ngày trên hai mặt trận rộng lớn và phức tạp. Khi nghiên cứu về chiến tranh của quân Pháp ở Đông Dương, nhà báo - nhà sử học Béc-na Phôn đã cho rằng: "Chiến dịch Hòa Bình đối với quân Pháp cũng tổn thất về sinh mạng và trang bị nhiều không kém gì chiến dịch Biên Giới và chiến dịch Điện Biên Phủ sau này”.

Phát huy thắng lợi của Chiến dịch Hoà Bình, quân và dân ta trong vùng du kích và vùng tạm chiếm cần tích cực củng cố căn cứ du kích, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiêu diệt sinh lực địch, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu mới của địch, làm phá sản chính sách bình định "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của chúng. Đồng thời, Nhân dân ta trong các vùng tự do, vùng du kích tích cực thực hiện kế hoạch sản xuất và tiết kiệm của Chính phủ, bồi dưỡng lực lượng kháng chiến ngày càng vững mạnh để tiến lên giành thắng lợi mới. 

Phát huy tinh thần, những bài học kinh nghiệm của Chiến dịch Hòa Bình, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã không ngừng phấn đấu và đạt được những thành tựu đáng tự hào trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, QP-AN và xây dựng hệ thống chính trị. Từ chỗ xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí còn thấp của những năm đầu tách tỉnh. Đến nay, tỉnh đã có sự phát triển vượt bậc, vươn lên thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, tăng trưởng kinh tế đứng trong tốp đầu các tỉnh miền núi phía Bắc. Kinh tế tăng trưởng khá và vững chắc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển, giá trị tổng sản phẩm (GRDP) năm sau cao hơn năm trước; quy mô nền kinh tế được mở rộng. Kết cấu hạ tầng, diện mạo đô thị nông thôn ngày càng đổi mới. Thu nhập bình quân đầu người, xây dựng nông thôn mới đứng đầu khu vực các tỉnh miền núi Tây Bắc. Chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được triển khai toàn diện và có hiệu quả. Năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền được nâng cao.

Kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Hòa Bình là dịp cán bộ, Nhân dân, lực lượng vũ trang trong tỉnh ôn lại truyền thống quê hương kiên cường cánh mạng; tự hào với những kết quả, thành tựu đã đạt được; tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh Hòa Bình phát triển nhanh và bền vững.


Lê Chung

Các tin khác


MTTQ huyện Lạc Sơn: Đổi mới nội dung các phong trào thi đua

Thời gian qua, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Lạc Sơn đã triển khai thực hiện rộng khắp các cuộc vận động, phong trào thi đua hướng về cơ sở với nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, tạo sự lan tỏa thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Dưới "mái nhà chung" của người làm báo

LTS: Có niềm vui, sự hứng khởi, có lòng say mê, nhiệt huyết và cả sự can trường, sẵn sàng dấn thân của người làm báo… để xây dựng nên những tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở của cuộc sống đến với độc giả, khán thính giả. Đó là những điều đang có, đang tồn tại dưới "mái nhà chung” của người làm báo Hòa Bình - Hội Nhà báo (HNB) tỉnh Hòa Bình. Kết quả này được kiến tạo bởi tâm huyết của những người làm công tác Hội và sự góp sức tích cực của các hội viên nhà báo vì mục tiêu xây dựng HNB tỉnh Hòa Bình ngày càng vững mạnh. Nhân kỷ niệm 74 năm ngày thành lập HNB Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2024), Người làm báo Hòa Bình (NLBHB) có cuộc phỏng vấn nhà báo Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên BCH HNB Việt Nam, Chủ tịch HNB tỉnh Hòa Bình, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ huyện Tân Lạc

Việc triển khai thực hiện Quy định số 31-QĐi/TU của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB) tại Đảng bộ huyện Tân Lạc đã góp phần đạt được những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chất lượng SHCB đi vào nền nếp, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được nâng cao, phương thức lãnh đạo của đảng ủy cơ sở từng bước được đổi mới.

Kỳ họp thứ 7 dự kiến tổ chức thành hai đợt với nhiều nội dung quan trọng

Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự kiến kỳ họp thứ 7 sẽ diễn ra trong hai đợt vào tháng 5, tháng 6/2024.

Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

Chiều 17/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Huyện Cao Phong: Thống nhất thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của các chỉ thị, nghị quyết

Sáng 17/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Cao Phong khóa XXVIII tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam (NQ 33); tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới (CT 38); sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 13/4/2021 của BCH Đảng bộ huyện về cải thiện môi trường thu hút đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn huyện Cao Phong, giai đoạn 2021 - 2025 (NQ 02).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục