(HBĐT) - Ngày 22/11, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Đề án "Xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư" giai đoạn 2022 - 2030 (Đề án) và Kế hoạch xác định Chỉ số CCHC năm 2022 đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư (Kế hoạch). Tham dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có lãnh đạo Sở Nội vụ và một số sở, ngành liên quan.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh.
Các cơ quan chuyên môn của Bộ Nội vụ đã triển khai nội dung Đề án và Kế hoạch. Theo đó, Đề án có những đổi mới tinh gọn, sát thực hơn để bảo đảm từng bước chuyển dịch, đánh giá kết quả CCHC đồng bộ với việc đánh giá các mục tiêu phát triển KT-XH, giảm dần những thủ tục rườm rà, không còn phù hợp trong đánh giá triển khai xác định chỉ số CCHC. Tập trung vào 2 phần chính: Công tác tự đánh giá chấm điểm và thẩm định gắn với quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ CCHC hàng năm; tổ chức điều tra xã hội học.
Đề án nhằm mục tiêu theo dõi, đánh giá thực chất, khách quan, công bằng kết quả thực hiện CCHC hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Công tác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện CCHC hàng năm của các bộ, các tỉnh. Đối tượng áp dụng: 19 bộ, cơ quan ngang bộ; 63 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh được cấu trúc thành 8 lĩnh vực đánh giá, 37 tiêu chí, 88 tiêu chí thành phần...
Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố tập trung nghiên cứu, quán triệt toàn bộ nội dung cơ bản của Đề án. Trong đó, đặc biệt quán triệt, thống nhất mục tiêu về nội dung, phương pháp cách thức tổ chức thực hiện và vận dụng vào địa phương một cách hiệu quả để xác định chính xác, thực chất, khách quan, công bằng kết quả CCHC của các bộ, ngành, địa phương trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Thu Trang
(HBĐT) - Thời gian qua, thực hiện chủ trương lãnh đạo huyện tiếp xúc, đối thoại (TX, ĐT) trực tiếp với Nhân dân, huyện Lạc Thủy đã giải quyết được nhiều việc từ cơ sở, nhất là mối quan hệ giữa Đảng với dân, giữa cán bộ và Nhân dân.
(HBĐT) - Cũng giống như nhiều người dân trong xã, trong quá trình làm các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến diện tích đất sản xuất của gia đình, anh Bùi Văn Nhường ở xóm Hày, xã Vân Sơn (Tân Lạc) đã được cán bộ, công chức (CB,CC) xã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ. Nhờ vậy, những TTHC liên quan đã nhanh chóng được thực hiện...
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhất trí với Đại tướng Hun Manet cần củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ trên tất cả các kênh và trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có hợp tác chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh, kinh tế - thương mại - đầu tư, nghị viện, giáo dục đào tạo, giao lưu nhân dân…
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành Chỉ thị số 19-CT/TW về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023.
(HBĐT) - "Hiện nay, địa chính - xây dựng là lĩnh vực hay xảy ra nhiều ý kiến, kiến nghị, sai phạm hơn cả. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực này cũng khá nhiều. Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng nắm được đầy đủ. Do đó, cán bộ trực tiếp làm công việc này phải luôn nhiệt tình, chịu khó giải thích, hướng dẫn cho bà con. Nhất là với việc triển khai các dự án liên quan đến thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phải giải thích thật cặn kẽ, bà con phải được biết, được bàn, được kiểm tra thì mới đồng thuận thực hiện”. Đó là chia sẻ của đồng chí Đinh Thế Linh, cán bộ địa chính - xây dựng xã Bình Thanh (Cao Phong).
Chiều 20/11, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane đã ký Tuyên bố chung của các Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Lào, Việt Nam, lần đầu tiên thiết lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia, Lào, Việt Nam (CLV).