(HBĐT) - Hiện nay, xã Hợp Phong (Cao Phong) có 15 dòng họ học tập (đạt 100%), 16 cộng đồng học tập (đạt 100%), 6 đơn vị học tập (đạt 100%), số gia đình đạt danh hiệu "Gia đình học tập” cũng đạt con số ấn tượng là 93%. Đó là kết quả sau nhiều nỗ lực đồng bộ, với cách làm sáng tạo, đổi mới, hòa vào quyết tâm chung của toàn huyện trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND, ngày 20/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT).


Lãnh đạo UBND huyện Cao Phong trao đổi giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến học trên địa bàn huyện.

Thời điểm mới sáp nhập 3 xã Xuân Phong, Đông Phong, Tân Phong thành xã Hợp Phong, công tác khuyến học của đơn vị hành chính mới phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi nỗ lực cao của đội ngũ cán bộ khuyến học. Trong bối cảnh mới, Hội Khuyến học (HKH) xã xác định nhiệm vụ trọng tâm cần làm tốt là xây dựng các mô hình học tập. Theo đó, Hội phối hợp đơn vị liên quan tích cực triển khai các giải pháp xây dựng, nâng cao chất lượng các mô hình học tập theo nguyên tắc "dễ làm trước, khó làm sau”, "làm thí điểm trước, nhân rộng sau”. Quá trình thực hiện chú trọng công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất trong cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, phong trào xây dựng các mô hình học tập đã phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Nhiều mô hình tích cực được nhân rộng, tiêu biểu như: "Dòng họ học tập góp phần xây dựng XHHT tại cơ sở”; "Xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập gắn với xây dựng nông thôn mới”; chi hội khuyến học các xóm: Rú Giữa, Trang Giữa, Quãng Ngoài, Nhõi Trong; chi họ Bùi Văn ở xóm Trang Giữa, chi họ Bùi Xuân ở xóm Rú Mới… Đến nay, toàn xã có 16 xóm thì có 16 chi hội khuyến học, 6 ban khuyến học, với tổng số 2.135 hội viên, tỷ lệ hội viên/dân số đạt 27%. Cùng với những con số ấn tượng này, nhiều hoạt động khuyến học, khuyến tài đã được triển khai sâu rộng, hiệu quả, tạo dấu ấn nổi bật trong bức tranh xây dựng XHHT của huyện Cao Phong.

Trên phạm vi toàn huyện, Cao Phong được đánh giá là địa phương điển hình, tạo được nhiều dấu ấn trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND. Nhờ thực hiện thường xuyên, hiệu quả công tác tuyên truyền nên Chỉ thị số 10 đã đi sâu vào cuộc sống. Nhiều điển hình tiên tiến, mô hình học tập tiêu biểu xuất hiện. Như gia đình các ông, bà: Bùi Thị Thiên, xã Thạch Yên; Bùi Văn Danh, xã Thu Phong; Tạ Đình Đào, thị trấn Cao Phong... Những dòng họ học tập tiêu biểu như: Nguyễn Vũ, xã Bắc Phong; Bùi Đức, xã Tây Phong; Bùi Văn, xã Thu Phong. Đơn vị học tập tiêu biểu như: Trường mầm non xã Nam Phong, ban khuyến học tiêu biểu Đảng - Đoàn thể huyện... Đến nay, toàn huyện có 10/10 HKH xã, thị trấn (đạt 100%); trên 80 ban khuyến học các nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, dòng họ; 100% xóm, bản, khu dân cư có chi hội khuyến học với 12.674 hội viên, chiếm 28% dân số toàn huyện, tăng trên 8.000 hội viên so với năm 2012.

Đồng chí Bùi Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong ghi nhận: Từ năm 2012 đến nay, huyện đã tổ chức thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND với nhiều giải pháp đồng bộ, tích cực. Các cấp HKH đã làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, chính quyền địa phương, phát huy vai trò nòng cốt trong việc liên kết các lực lượng, tổ chức, vận động toàn dân tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT. Kết quả nổi bật là số lượng các mô hình học tập đều vượt kế hoạch. Nếu năm 2016, tỷ lệ gia đình học tập mới đạt 20% thì đến năm 2022 đã vươn lên đạt 89,5%, vượt chỉ tiêu tỉnh giao 19,5%; số dòng họ học tập năm 2022 đạt 70%, vượt chỉ tiêu 20%; cộng đồng học tập đạt 90%, vượt chỉ tiêu 30%; đơn vị học tập đạt 100%, vượt chỉ tiêu 40%... Với những dấu ấn đặc biệt đã đạt được trong 10 năm qua, huyện có nền tảng khá vững chắc để tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến học, tiến tới xây dựng thành công XHHT trên địa bàn.

Khánh An

Các tin khác


Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục