Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày trước Quốc hội Tờ trình về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).


Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, ngày 2/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Sau đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

Cũng trong buổi sáng, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Công an giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Tạo thuận lợi hơn cho người dân trong sử dụng thẻ căn cước

Việc xây dựng dự án Luật Căn cước là cần thiết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay, tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta. Việc xây dựng dự án Luật Căn cước nhằm mục đích: phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Để cụ thể hóa các chính sách nêu trên trong dự thảo Luật được đầy đủ, chặt chẽ, bảo đảm tính bao quát và phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, Chính phủ đã chỉnh lý tên gọi của dự án Luật từ "Luật Căn cước công dân (sửa đổi)" thành "Luật Căn cước". Về bố cục, dự thảo Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 điều, trong đó, sửa đổi 39/39 điều, bổ sung mới 7 điều so với Luật Căn cước công dân năm 2014.

Dự thảo Luật đã chỉnh lý, bổ sung quy định về mối quan hệ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để bảo đảm hiệu quả triển khai Đề án số 06.

Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú... việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân; các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ căn cước.

Đối với những thẻ căn cước công dân đã cấp thì vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.

Theo VTV.vn

Các tin khác


Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người gắn với phát triển văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Sáng 22/9, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị trực tuyến chuyên đề về "Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người gắn với phát triển văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Hòa Bình”. 

Đảng bộ thị trấn Chi Nê quan tâm phát triển đảng viên

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) phấn đấu kết nạp 60 đảng viên mới. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ thị trấn kết nạp được 29 đảng viên. Đảng bộ xác định trong thời gian tới tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm bồi dưỡng tạo nguồn, hoàn thành chỉ tiêu phát triển đảng viên.

Huyện Lạc Thuỷ nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TU, ngày 14/9/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) các cấp trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị số 44-CT/TU) nhận thức của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức CT-XH huyện Lạc Thuỷ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động giám sát chuyên đề được nâng lên; góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH của địa phương.

Ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 – 2028

(HBĐT) - Chiều 21/9, tại Cung văn hóa tỉnh, Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 bắt đầu ngày làm việc thứ nhất. Dự Đại hội có đại diện Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ban, ngành và 250 đại biểu đại diện cho hơn 80.000 công nhân, viên chức, người lao động (CNVCNLĐ) trên địa bàn toàn tỉnh.

Chính phủ lấy ý kiến dự thảo Báo cáo về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

(HBĐT) - Sáng 21/9, đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc lấy ý kiến dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang đồng chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Chỉ thị về lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Hòa Bình, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TU, ngày 14/9/2023 về lãnh đạo Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Hòa Bình, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục