Ngày 12/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với cán bộ, hội viên nông dân nhằm tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất nông nghiệp. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và một số sở, ngành, đoàn thể tỉnh.


Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Trong những năm qua, tổ chức Hội Nông dân các cấp trong tỉnh không ngừng lớn mạnh, phát triển về lực lượng, đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tại địa phương. Nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, chiếm tới 86% dân số toàn tỉnh. 9 tháng năm 2024, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 7,11%, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,3%.

Tuy nhiên, hiện nay lĩnh vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn như: Sản xuất còn manh mún, tự phát, thị trường giá cả bấp bênh, thiếu tính ổn định; việc thực hiện các quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn còn thấp; liên kết các thành phần trong chuỗi liên kết còn yếu... Do đó, hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân là dịp để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng nhằm kịp thời chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến chính sách phát triển nông nghiệp.

Tại hội nghị, đã có 19 câu hỏi, kiến nghị, đề xuất của cán bộ, hội viên nông dân trong toàn tỉnh tập trung vào các nhóm vấn đề về: Chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; vấn đề về tài nguyên môi trường, xây dựng nông thôn mới; vay vốn, việc làm, an sinh xã hội; chính sách thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư tiêu thụ, chế biến nông sản trên địa bàn; chính sách hỗ trợ về thuê đất, mượn đất để cho các trụ sở làm việc, làm kho sơ, chế biến sản phẩm hoặc làm cửa hàng giới thiệu sản phẩm của hợp tác xã; các chính sách hỗ trợ cho các hộ sản xuất, chăn nuôi khi gặp thiên tai, dịch bệnh; vấn đề tạo việc làm đối với các hộ dân thiếu đất sản xuất nông nghiệp; chủ trương của UBND tỉnh trong việc đầu tư sửa chữa nâng cấp và xây dựng mới hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng nông thôn; chính sách hỗ trợ trực tiếp hợp tác xã, tổ hợp tác...

Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh đã trực tiếp trả lời câu hỏi của hội viên, nông dân tại điểm cầu các huyện, thành phố. Theo đó, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã triển khai đầy đủ các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất như: giao đất, cho thuê đất để các hợp tác xã xây dựng trụ sở làm việc, làm kho sơ, chế biến sản phẩm; chính sách hỗ trợ thiệt hại sản xuất nông nghiệp do thiên tai. Hàng năm mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp cho người dân. Tỉnh quan tâm bố trí vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Dự kiến năm 2025 tỉnh sẽ bố trí khoảng 246 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước trung hạn chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Kết luận hội nghị đối thoại, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh giao Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp, phân loại các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của các đại biểu, hội viên nông dân tại hội nghị để giao các sở, ngành có văn bản trả lời cụ thể đối với những vấn đề còn vướng mắc. Giao Sở Tài chính phối hợp với các địa phương có phương án sắp xếp lại các trụ sở dôi dư. Giao Sở TN&MT chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan tới vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu sau hội nghị này các sở, ngành, địa phương phải rà soát lại, thực hiện quản lý chặt về đất đai, tài nguyên, khoáng sản nhằm hạn chế tối đa những bất cập trong việc giao, cho thuê, sử dụng đất và tài nguyên tại địa phương...


T.H

Các tin khác


Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình góp ý vào dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, tại phiên thảo luận Tổ sáng 9/11, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự án Luật Nhà giáo. Các đại biểu cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Góp phần tháo gỡ những khó khăn trong giải quyết các vụ án kinh tế

Sáng 9/11, thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc bày tỏ sự nhất trí cao về việc ban hành nghị quyết trong giai đoạn hiện nay. Điều này sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong giải quyết các vụ án kinh tế thời gian qua.

Phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, thống nhất xây dựng huyện Yên Thủy giàu đẹp

Hoàng Xuân Giao 
Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Yên Thủy 

Vùng đất Yên Thủy xưa thời nhà Lê - Mạc đến đầu nhà Nguyễn thuộc Tổng Lạng Phong và Tổng An Lạc, huyện Phụng Hoá, Phủ Thiên Quan, Đạo Thanh Bình. Huyện Yên Thủy nằm ở phía Nam tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, kinh tế - xã hội. Theo dòng chảy thời gian, các thế hệ người dân Yên Thủy đã khai phá và cải tạo đất đai, dựng lên làng xóm, tạo lập truyền thống lịch sử - văn hóa.

Thị trấn Hàng Trạm phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng

Đảng bộ thị trấn Hàng Trạm hiện có 26 chi bộ trực thuộc với 1.010 đảng viên. Nhiều năm liên tục, Đảng bộ thị trấn được xếp loại hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Mỗi cán bộ, đảng viên nỗ lực là một hạt nhân tiêu biểu, xây dựng tổ chức đảng vững mạnh ngay từ cơ sở. Qua đó phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong các mặt công tác tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục