Chị là Trần Thị Vinh bên kỷ niệm chương TNXP.

Chị là Trần Thị Vinh bên kỷ niệm chương TNXP.

(HBĐT) - Gần 60 tuổi đời, trải qua bao gian nan, thử thách, chị vẫn rắn rỏi và đầy quyết tâm. Gian khổ khi tham gia TNXP, một mình nuôi 3 đứa con và người chồng bị mất trí không làm chị gục ngã. Chị đã vươn lên, chiến thắng đói nghèo, hoàn cảnh éo le và bước đầu giúp nhiều thanh niên trong xóm có một cái nghề. Chị là Trần Thị Vinh ở xóm Phú Ngọc, xã Cư Yên, huyện Lương Sơn.

 

Khi mới tròn 17 tuổi, cô thôn nữ quê gốc Nam Định gắn bó với đất Mường Lương Sơn đã tự nguyện viết đơn xin tham gia TNXP. Lần đó, cả xã Cư Yên chỉ có mình chị là nữ lên đường nhận nhiệm vụ. “Nhớ nhà lắm nhưng nung nấu góp phần nhỏ bé giải phóng đất nước, tôi chỉ mong được làm thật nhiều việc để góp sức cùng bộ đội. Năm 1971, sau khi hành quân hơn một tháng, đoàn của chúng tôi đã đến đơn vị C4, D26 đóng ở thị trấn Phôn Xa Vẳn, tỉnh Xiêng Khoảng, nước bạn Lào. Nhiệm vụ chính của chúng tôi là tải gạo nuôi bộ đội. Mỗi người đeo trên lưng 25 kg gạo hành quân trong một ngày một đêm. Nhiều chị em cũng như tôi không nặng hơn số gạo là bao nhưng vẫn hăng hái trèo đèo, vượt suối, quyết không để bộ đội phải nhỡ bữa. Có hôm mưa rừng, suối chảy siết, cầu khỉ trơn trượt, tôi bị trượt chân ngã xuống suối, nhưng khi được chị em cứu lại tiếp tục chặng đường phía trước. Tải gạo trên lưng, nghỉ chân bữa trưa chỉ có miếng lương khô, bình toong nước suối. Đêm đến nằm ngủ dưới lán rừng, muỗi, côn trùng vo ve nhưng ai nấy đều thắp lên ngọn đuốc hi vọng về ngày giải phóng”. - chị Vinh nhớ lại những kỷ niệm không thể nào quên. Liên tục như vậy khoảng nửa năm, năm 1972, chị được chuyển về đơn vị C3, D25 phụ trách tuyến đường 7 (Lào). Các thiếu nữ tuổi 17, đôi mươi lại tiếp tục chặt cây, xúc đất làm đường cho xe qua. Có những đêm mưa lũ cả đơn vị bị ngập, giữa mịt mùng đêm thâu các chị vẫn đằm mình dưới mưa mở lối cho những chiếc xe tiến lên an toàn.

 

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về quê hương, chị Vinh lập gia đình với anh bộ đội Nguyễn Văn Ngự. Năm 1981, anh Ngự phục viên trở về sum họp cùng gia đình sau 6 năm xa cách. Niềm vui ngắn chẳn tày gang, anh dần bị mất trí nhớ, cứ ngơ ngác, tha thẩn không còn biết và gọi tên vợ, con nữa. Bao lo toan cuộc sống nuôi 3 đứa con, giờ lại nuôi chồng dồn lên đôi vai gầy. Chị tần tảo bươn trải làm không thiếu thứ nghề gì để kiếm bữa cơm, bữa cháo cho 5 miệng ăn. Từ đi làm ôsin đến buôn hoa quả, rau, cá đến làm phụ hồ chai sạn tay chân, mặt mày đen đúa. “Có những hôm, cháo rau cũng khó kiếm, tôi đành nhịn đói nhường phần cho người chồng đau ốm. Đến năm 1996, tôi tưởng không gượng dậy được khi tài sản lớn nhất của gia đình là căn nhà tranh vách đất bị cháy rụi. Nhưng nếu buông xuôi thì lấy ai kiếm cơm nuôi con ăn học, nuôi chồng. Tôi thậm chí không cho phép mình được ốm.” - chị Vinh bộc bạch lòng mình về những năm tháng gian khó. Chạy vạy vay mượn và họ hàng, làng xóm giúp đỡ, gia đình cũng xây được căn nhà tạm để tránh nắng, che mưa. Tần tảo mãi rồi các con chị cũng đã khôn lớn, trưởng thành. Niềm vui lớn nhất đến với chị khi anh con trai cả Nguyễn Minh Quy lấy vợ, sinh con và sống cùng chị. Nhưng một lần nữa tai hoạ lại giáng xuống khi cháu bị bại não, đặt đâu nằm đó. Gạt nước mắt đau thương, chị động viên các con phải vượt qua khó khăn, vươn lên hoàn cảnh. Nhận thấy học nghề mây tre đan không quá khó, có đầu ra lại có thể làm tại nhà để kết hợp trông nom đứa cháu tật nguyền và người chồng mất trí, chị cùng các con đã quyết tâm học thành nghề. Nhờ sự cần cù, ham học hỏi, sản phẩm bàn, ghế mây tre gia đình chị làm ra luôn đạt các tiêu chuẩn theo yêu cầu đặt hàng xuất khẩu của Công ty Bảo Lâm. Mỗi ngày một người cũng có thể đan được 6 – 7 chiếc bàn, ghế và đã có trong tay 60.000 – 70.000 đồng.

 

Từ một gia đình phải nhận gạo cứu đói đến năm 2008, gia đình chị đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá. Mỗi ngày có hàng chục thanh niên trong xóm, xã đến xin học nghề, chị Vinh đều nhiệt tình truyền dạy miễn phí. “Mình đã trải qua đói khát gian khổ, bây giờ có cơ hội giúp người khác thấy hạnh phúc lắm! Mong rằng công việc sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng thành cơ sở sản xuất uy tín, tạo việc làm cho nhiều người hơn nữa.” - chị Vinh bộc bạch lòng mình với ánh mắt chan chứa niềm hi vọng.

 

                                                                          Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục