Chị Phạm Thị Nhuận (người đứng bên phải) rạng rỡ trong buổi lễ biểu dương những điển hình tiên tiến trong phong trào phụ nữ tỉnh nhà

Chị Phạm Thị Nhuận (người đứng bên phải) rạng rỡ trong buổi lễ biểu dương những điển hình tiên tiến trong phong trào phụ nữ tỉnh nhà

(HBĐT) - Năng động, sáng tạo, luôn tự tin trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đó là những nét phác thảo chân dung của những người phụ nữ luôn có tên trong danh sách "giỏi việc nước, đảm việc nhà" mà các cơ quan, đơn vị bình xét hàng năm.

 

Đứng trước hàng trăm phụ nữ đại diện cho những cá nhân, tập thể điển hình tiến tiến của Hội Phụ nữ tỉnh nhà, chị Phạm Thị Nhân, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh tự tin hơn khi chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và vươn tới những thành công trong sự nghiệp. Là một bác sỹ có thâm niên 29 năm tuổi nghề và 30 năm tuổi Đảng chị tự hào vì luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mấy năm gần đây, ngoài chức danh Phó Piám đốc Bệnh viện, chị còn được giao các nhiệm vụ kiêm nhiệm như: Trưởng khoa, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Ủy viên BCH Công đoàn nhiều năm và chủ tịch một số Hội đồng trong Bệnh viện như: Chủ tịch Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, chủ tịch Hội đồng Thuốc, thường trực Hội đồng thi đua... Ở cương vị nào chị cũng gương mẫu thể hiện khả năng và vai trò lãnh đạo, tận tâm với công việc, được tập thể ghi nhận. Làm khoa học, chị luôn nêu cao tinh thần học hỏi, say mê nghiên cứu để áp dụng những kỹ thuật mới vào phương pháp điều trị. Trong quá công tác chị đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp sở và cấp ngành, được hội đồng khoa học đánh giá cao. Đặc biệt, năm 2006, với sự thành công của đề tài "gây tê tủy sống để giảm đau sau phẫu thuật bằng hỗn hợp Marcin và Morphin" đã góp phần giảm đau, giảm chi phí cho người bệnh, tăng hiệu quả điều trị. Năm 2009, sau chuyến đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở Khoa huyết học các Bệnh viện bạn chị đã hun đúc niềm say mê nghiên cứu. Những ngày sau đó, chị  đã cùng khoa huyết học triển khai các kỹ thật chiết tách các sản phẩm máu để đưa vào điều trị. Áp dụng vào điều trị từ tháng 5/2009, đây là bước ngoặt đánh dấu sự thành công và tiến bộ về huyết học, truyền máu của Bệnh viện đa khoa tỉnh. Chia sẻ với chị em những thành công trong công việc chị cho rằng, nền tảng để chị vươn tới thành công chính là tổ ấm gia đình mà chị luôn  nâng niu trân trọng.

 

Từ nhiều năm nay, doanh nghiệp Định Nhuận đã trở nên quen thuộc với người dân thành phố Hòa Bình, đặc biệt là với chị em phụ nữ. Hầu như ai cũng biết rằng, người chèo lái con thuyền doanh nghiệp là chị Phạm Thị Nhuận, một phụ nữ ngoài 40 có gương mặt thuần hậu, chất phác. Xuất phát điểm là một công nhân, thấy cuộc sống quá khó khăn, chị đã lặng lẽ rút lui để tìm cho mình một hướng đi mới. Khởi đầu từ đôi bàn tay trắng, có sự ủng hộ của chồng chị đã mạnh dạn vay mượn đầu tư cho việc kinh doanh. Từ chỗ kinh doanh nhỏ lẻ mặt hàng văn phòng phẩm sau hơn chục năm chị đã gây dựng được cơ ngơi trị giá bạc tỷ và là người tiên phong trong việc kinh doanh siêu thị trên địa bàn thành phố. Đến nay, doanh nghiệp Định Nhuận đã khẳng định được thương hiệu, tạo việc làm thường xuyên cho trên 100 lao động.  Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm chị nhanh chóng trở thành một trong những nữ doanh nhân tiêu biểu của tỉnh. Công việc kinh doanh choán hết cả thời gian của một người phụ nữ, thế nhưng được nhân dân tín nhiệm, chị vẫn đảm trách công việc của người đại biểu HĐND phường trong nhiều năm liền. Đề ra cho mình và cho Công ty một tiêu chí " Gắn kinh doanh với các hoạt động xã hội", chị hoặc chồng chị thường xuyên có mặt trong các buổi lễ phát động hoạt động từ thiện. Có khi lên tận xã vùng sâu, xa để tặng sách vở,  bút mực cho trẻ em nghèo,  có lúc lại thông qua Hội phụ nữ tỉnh hỗ trợ phụ nữ nghèo xây "mái ấm tình thương", hàng năm vào dịp ủy ban MTTQ tỉnh phát động tháng hành động "vì người nghèo" chị lại gom góp quỹ và thu xếp thời gian để đi làm từ thiện. Những việc làm của chị và công ty chị đã góp phần giúp đỡ cho nhiều mảnh đời cơ nhỡ, bất hạnh trong xã hội và đã được các cấp các ngành ghi nhận.

 

Không phải là trí thức hay doanh nhân, nhưng chị Nguyễn Thị Tường, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn, một phụ nữ nông thôn vốn ít học cũng đã vươn lên để tự khẳng định mình. Nhà nghèo, tốt nghiệp phổ thông chị đã bước chân đi lấy chồng. Sống trong gia đình nhà chồng, một gia đình có truyền thống cách mạng, có nề nếp gia phong chị đã thực hiện tốt vai trò làm vợ, làm mẹ và làm con được các thành viên trong gia đình và bà con lối xóm yêu mến. Mặc dù chỉ làm công việc đồng áng nhưng chị luôn có suy nghĩ kiến thức là vô tận và là điều quý giá mà mỗi con người đều phải cần có. Chịu khó học hỏi để trau dồi kiến thức cho bản thân nên lời nói của chị luôn có sức thuyết phục không chỉ với những người trong gia đình mà cả ngoài xã hội. Ban đầu chị được chị em phụ nữ trong xóm bầu làm chi hội trưởng Hội Phụ nữ. Dù công việc không to tát lắm nhưng chị luôn tự nhủ phải làm việc hết mình để không phụ lòng chị em. Thiếu kiến thức, kinh nghiệm chị quyết tâm dành thời gian đi học để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ. Từ năm 2008 đến nay, chị đã lần lượt tốt nghiệp lớp Trung cấp phụ vận, lớp sơ cấp chính trị và hiện đang tiếp tục theo học lớp Trung cấp lý luận chính trị hành chính tại huyện. Từ một chi hội trưởng năng động, tháo vát, trong thời gian ngắn, chị được bầu làm Chủ tịch Hội phụ nữ xã và những năm gần đây, chị được biết đến là một trong những Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Dưới sự dẫn dắt, chỉ đạo của chị Tường, 4 năm qua, Hội Phụ nữ xã Hợp thành luôn được đánh giá là đơn vị tiên tiến xuất sắc, nhiều năm liền được T.Ư Hội tặng bằng khen.

 

Nhẹ nhàng, kín đáo, âm thầm làm việc để cống hiến, các chị là những tấm gương tiêu biểu đã biết vươn lên vượt qua chính mình để khẳng định vai trò vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội xứng đáng là những người phụ nữ sống trong thời kỳ CNH-HĐH.

 

                                                                                                Lam Nguyệt

 

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục