Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công dự án nạo vét, gia cố chỉnh trị dòng sông Bôi

Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công dự án nạo vét, gia cố chỉnh trị dòng sông Bôi

(HBĐT) - Ngày 16/9, đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã có chuyến công tác kiểm tra tiến độ thi công dự án nạo vét, gia cố chỉnh trị dòng sông Bôi tại huyện Lạc Thuỷ và tình hình sâu bệnh hại lúa tại huyện Lạc Sơn. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Sở NN-PTNT.

 

Dự án nạo vét, gia cố chỉnh trị dòng sông Bôi là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh được triển khai thực hiện từ năm 2009 đến nay. Tổng dự án có giá trị gần 950 tỷ đồng với 2 hợp phần gồm 15 đoạn kè cứng, 17 đoạn bạt mái, 7 đoạn nạo vét cồn sỏi và mở rộng đoạn thu hẹp lòng sông... Sông Bôi có tổng chiều dài khoảng 86 km trải dài qua 26 xã thuộc 3 huyện Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ và Kim Bôi. Trong những năm qua, dòng sông Bôi đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt của người dân và phục vụ sản xuất nông nghiệp dọc 2 bên bờ. Tuy nhiên, khu vực này mỗi khi đến mùa mưa bão thường có lượng mưa rất lớn, gây ra ngập úng, thiệt hại nhiều đến sản xuất và đời sống của người dân. Trong cơn bão số 3 xảy ra vào cuối tháng 8 vừa qua đã ngập úng trên diện rộng, làm cho gần 300 ha lúa và 350 ha ngô của huyện Lạc Thủy bị mất trắng, hàng trăm ao cá bị vỡ. Tuy nhiên, do chủ động và có kế hoạch cụ thể của Ban chỉ huy phòng chống lũ bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cũng như địa phương, nên đã không gây tổn thất về người cũng như những tài sản có giá trị của nhân dân. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết hiện nay, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chỉ đạo huyện Lạc Thuỷ cần tăng cường hơn nữa công tác phòng chống lũ bão, kiên quyết di dời các hộ dân và tài sản ở những khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn, kiểm tra toàn bộ hệ thống hồ đập và các công trình thuỷ lợi để kịp thời khắc phục sự cố khi xảy ra.

 

Đối với dự án nạo vét, gia cố chỉnh trị dòng sông Bôi, tuy mới triển khai thực hiện được một phần khối lượng, song cũng đã bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc ngăn lũ và chống sạt lở bờ đê. Ghi nhận những nỗ lực của các đơn vị chức năng trong việc triển khai thực hiện dự án, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho rằng, dự án vẫn đang bị chậm tiến độ, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn phân bổ hàng năm ít (khoảng 20 – 25 tỷ đồng/năm), trong khi đó, công tác phối hợp giải phóng mặt bằng giữa các đơn vị chưa hiệu quả. Trong thời gian tới, chủ đầu tư là Sở NN-PTNT, nhà thầu thi công, đơn vị giám sát và huyện Lạc Thuỷ cần xây dựng kế hoạch cụ thể về việc phân bổ nguồn vốn cũng như công tác phối hợp giải phóng mặt bằng để công trình sớm được hoàn thành và phát huy hiệu quả ngăn lũ.

 

Buổi chiều cùng ngày, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo Sở NN-PTNT tiếp tục kiểm tra tình hình sâu bệnh hại lúa tại huyện Lạc Sơn.

 

 

   

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh thị sát tình hình sâu bệnh hại lúa tại xã Vũ Lâm, huyện Lạc Sơn.

 

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 13.000 ha lúa đang bị sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu và bệnh lùn sọc đen, trong đó có nhiều diện tích khả năng mất trắng. Các huyện có diện tích nhiễm bệnh, dịch nặng là Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn. Đây là 3 huyện có diện tích lúa nhiều nhất tỉnh, việc dịch bệnh bùng phát trên diện rộng sẽ ảnh hưởng đến năng xuất thu hoạch của cả tỉnh. Riêng huyện Lạc sơn hiện có tới 70% diện tích bị nhiễm bệnh. Ngay khi phát hiện dịch, bệnh, ngành Nông nghiệp đã triển khai nhiều biện pháp phòng trừ như hỗ trợ các địa phương thuốc phun diệt sâu bệnh; kiên quyết nhổ bỏ những diện tích bị nhiễm nặng.

 

Tuy nhiên, do chưa có thuốc đặc trị, người nông dân thiếu chủ động trong phòng trừ dịch bệnh, vẫn còn tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, một số địa phương chưa tích cực chỉ đạo công tác phòng chống dịch, chưa tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật, do đó đến nay, diện tích nhiễm bệnh đang tiếp tục tăng lên. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo ngành NN-PTNT phối hợp với các huyện đang bị dịch bệnh cần có biện pháp tích cực hơn, chủ động trích kinh phí để hỗ trợ nông dân phun thuốc dập dịch. Đối với những vùng bị mất trắng, cần có sự kiểm tra chặt chẽ và đề xuất hướng giải quyết với tỉnh để tránh thiệt hại cho người dân. Ngành nông nghiệp và các huyện cũng cần nghiêm túc rút kinh nghiệm từ thực tế phòng chống dịch để có biệp pháp tích cực, hiệu quả hơn trong sản xuất nông nghiệp các vụ sau.

 

                                                                       Ngọc Vinh

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục