Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh phát triển kinh tế của các xã vùng hồ sông Hòa Bình của huyện Cao phong.

Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh phát triển kinh tế của các xã vùng hồ sông Hòa Bình của huyện Cao phong.

(HBĐT) - Sau 9 năm thành lập huyện vùng đất Cao Phong đang đổi thay từng ngày. Từ thị trấn Cao Phong đến những xã vùng sâu vùng xa như Yên Thượng, Yên Lập, Xuân Phong, Thung Nai… đời sống của người dân ngày một nâng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp. Thay thế cho vùng đồi núi cằn cỗi là những đồi mía, vườn cam trải dài. Con đường của thị trấn bao năm trước tối tăm nay nay được sửa sang nâng cấp, đèn cao áp sáng trưng...

 

Đất sinh tỷ phú

 

Cứ độ ra giêng, về Cao Phong trên con đường rộng thênh thang đi đâu ta cũng thấy thoang thoảng mùi hoa cam, hoa bưởi ngào ngạt. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cam ông Tạ Đình Đào ở khu 5B thị trấn Cao Phong cho hay: Tôi đã gắn bó với cây cam hơn 30 năm nay. Cây cam đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Trong hai năm gần đây cây cam đã cho gia đình ông thu nhập từ 1 đến hơn 2 tỷ đồng/năm. Cây cam không chỉ làm đổi đời gia đình ông Đào mà còn còn làm thay đổi cuộc sống của phần lớn người dân Cao Phong. Ngay từ khi được thành lập Cao Phong xác định phải tập trung ưu tiên cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn để qua đó cải thiện, nâng cao đời sống của người dân. Việc phát triển kinh tế tập phát triển cây cam, quýt, bưởi và cây mía trở thành cây hàng hóa. Huyện đã tranh thủ mọi nguồn vốn để hỗ trợ và tập trung vận động bà con nông dân vươn lên bằng cách đầu tư vốn cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Nhờ vậy chỉ sau một thời gian ngắn, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã thu được những kết quả khả quan, nhiều xã, thị trấn đã hình thành vùng sản xuất tập trung như Thị trấn Cao Phong, Tân Phong, Tây Phong, Dũng Phong, Bắc Phong. Còn ở những xã vùng lòng hồ như Thung Nai, Bình Thanh tập trung nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển du lịch.

 

Nhờ xác định rõ hướng phát triển kinh tế nên trong những năm qua đời sống nhân dân của huyện đã có nhiều thay đổi. Toàn huyện có 830 ha cây ăn quả các loại, trong đó có 557 ha cam, quýt. Năm 2010 vừa qua là năm bội thu của huyện với sản lượng gần 10 nghìn tấn quả. Nhờ cây cam mà nhiều hộ gia đình đã thu hoạch được vài tỷ đồng như hộ gia đình ông Tạ Đình Đào ở khu 5B, Bùi Văn Tiến ở khu 3….Theo ước tính trong năm 2010 vừa qua cả huyện có khoảng 30 hộ có thu nhập tiền tỷ từ trồng cam và mía.  Ngoài ra, còn cải tạo đất vườn tạp, đồi bỏ hoang thành hàng nghìn ha mía tím và mía trắng. Tận dụng điều kiện tự nhiên chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên vung lòng hồ sông Đà. Trong năm vừa qua, kinh tế huyện có mức tăng trưởng bình quân đạt trên 13%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thu nhập bình quân đầu người đạt 11 triệu đồng/năm (năm 2009), hộ nghèo giảm còn 13,31%. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội được quan tâm đầu tư và có bước phát triển rõ nét. Hơn 95% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, huyện có 10 trường chuẩn quốc gia, 5/13 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia...

 

Xây dựng thương hiệu cho “đất”

 

Trên cơ sở xác định cơ cấu kinh tế của huyện là "nông nghiệp - dịch vụ - du lịch - công nghiệp” trong những năm tới huyện tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi, nghề rừng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Trong đó, phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh cao gắn với công nghiệp chế biến, dịch vụ tiêu thụ sản phầm theo hướng hàng hóa bền vững. Quy hoạch, ổn định diện tích trồng cây ăn quả đặc sản, phát triển các giống cam, mía có giá trị kinh tế cao. Hướng tới xây dựng thương hiệu “cam, mía tím Cao Phong”, phát triển chăn nuôi đại gia súc theo mô hình trang trại nhỏ và vừa, kết hợp với chăn nuôi gia đình. Xây dựng các tuyến trọng điểm như lòng hồ sông Đà, du lịch văn hoá, tâm linh gắn với các di tích lịch sử như chùa Khánh (Yên Thượng), đền Chúa Thác Bờ (Thung Nai); triển khai dự án sinh thái hang Nước và Thạch Động Hoa Sơn ( khu 3-thị trấn Cao Phong)... Và hình ảnh về đất Cao Phong mang đậm nét văn hóa riêng xứng với tên đất Mường Thàng.

 

 

                                                                                             Việt Lâm

 

Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục