Cần chuyên nghiệp hóa việc nghiên cứu để tăng sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.

Cần chuyên nghiệp hóa việc nghiên cứu để tăng sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.

Việc nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông phải được phát triển mạnh trong môi trường đại học, nhằm đào tạo một lực lượng chuyên nghiệp để làm chủ lực.



Những công trình khoa học nghiên cứu về chủ quyền, lãnh thổ đất nước phải được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, có rất ít các công trình nghiên cứu về biển Đông, về chủ quyền biển đảo của Việt Nam được thực hiện một cách quy mô và chuyên nghiệp bởi các cơ quan, viện nghiên cứu nhà nước. Lực lượng chủ chốt nghiên cứu biển Đông hiện nay là các nhà nghiên cứu nghiệp dư. Đất Việt Online đã phỏng vấn Tiến sỹ Dương Danh Huy, một nhà nghiên cứu đã có nhiều công trình học thuật về biển Đông.

Hướng và phương pháp nghiên cứu về biển Đông trong thời gian sắp tới cần có thay đổi gì để nâng cao hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh mới?

Xu hướng từ quá khứ là sưu tầm các chứng cứ từ thời phong kiến hay thuộc địa về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Lãnh vực nghiên cứu đó là cần thiết nhưng chưa đủ. Về Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta phải nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý của công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và những vấn đề tương tự. Chúng ta không thể tránh những vấn đề đó, vì nếu chúng ta tránh thì Trung Quốc vẫn sẽ dùng để tuyên truyền. Về Biển Đông, chúng ta phải nghiên cứu về những giải pháp nhằm bảo vệ chủ quyền trên biển trong thực trạng chưa giải quyết được tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa.

Thạc sỹ Luật học Hoàng Việt từng "than phiền" rằng việc nghiên cứu về biển Đông của Việt Nam hiện nay gặp nhiều khó khăn do chưa được "chuyên nghiệp hóa". Trải nghiệm của ông về việc này thế nào?

Sẽ luôn luôn có nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu nghiệp dư. Thứ nhất, thường là họ không được hưởng một quá trình đào tạo chuyên ngành. Thứ nhì, có thể có hạn chế cho họ trong cơ hội tiếp cận tài liệu và các nhà nghiên cứu trong cùng lãnh vực. Thứ ba, họ không có học bổng hay lương bổng, có nghĩa họ phải có công việc khác để sinh sống và thời gian nghiên cứu bị hạn chế. Thứ tư, khi gửi bài cho báo chí hay tạp chí quốc tế thì họ không được hưởng uy tín của một trường đại học hay cơ quan, cũng như uy tín của chức vụ, thí dụ như giáo sư, sinh viên tiến sĩ.

Vì vậy, việc nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông phải được phát triển mạnh trong môi trường đại học, nhằm đào tạo một lực lượng chuyên nghiệp để làm chủ lực. 

Còn giải quyến vấn đề “lép vế” về số lượng so với các nghiên cứu của nước ngoài, đặc biệt là của Trung Quốc, như thế nào, thưa ông?

Đã có rất nhiều các công trình học thuật về tranh chấp Biển Đông của các học giả nước ngoài được công bố. Cũng có một phần đáng kể những công trình của học giả Trung Quốc và học giả Hoa Kiều. Về công trình học thuật về tranh chấp Biển Đông được công bố thì có lẽ tính theo tỷ lệ Việt Nam ngang ngửa Trung Quốc.

Tuy nhiên, lực lượng người Việt vẫn thua lực lượng của Trung Quốc về bề sâu cũng như bề rộng. Về bề sâu, Trung Quốc có thẩm phán ở Toà án Công lý Quốc tế và Toà án Luật Biển Quốc Tế. Về bề rộng, có nhiều người Hoa là giáo sư trong các ngành luật pháp, chính trị trong các trường đại học trên thế giới – điều đó rất thuận tiện cho việc đăng bài có lợi cho Trung Quốc trên báo chí.

Vậy theo ông, cần làm gì để nâng tầm các công trình học thuật nghiên cứu về biển Đông của Việt Nam?

Tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là vấn đề lâu dài, tình huống thay đổi theo thời gian. Điều quan trọng là chúng ta phải có một chương trình đào tạo và duy trì để có nguồn nhân lực về lâu về dài, nhằm luôn luôn có một lực lượng có chất lượng cao và có thể thích nghi. Tôi nghĩ nếu có một đề tài nghiên cứu ở cấp nhà nước như một dự án có điểm bắt đầu và điểm kết thúc thì sẽ không tối ưu. Thí dụ như kết quả của dự án có thể mất tính cập nhật sau vài năm. Có lẽ cách tốt hơn là lập một số trung tâm nghiên cứu về tranh chấp lãnh thổ trong một số trường đại học, với những người lãnh đạo có khả năng và nhiệt huyết. Cho đến khi Việt Nam còn phải đối phó với tranh chấp lãnh thổ, và có thể cả sau đó, chúng ta còn cần những trung tâm như thế.

 

                                            Theo DatViet

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục