Nông dân xã Bắc Phong,(Cao Phong) mở rộng diện tích mía tím mang lại giá trị kinh tế cao/ha canh tác.

Nông dân xã Bắc Phong,(Cao Phong) mở rộng diện tích mía tím mang lại giá trị kinh tế cao/ha canh tác.

(HBĐT) - Từ năm 2006 đến nay, thực hiện các phong trào do Hội Nông dân phát động, nông dân huyện Cao Phong đã tích cực, đi đầu và trở thành điển hình trong phong trào thi đua SX-KD giỏi, giúp nhau xóa đói - giảm nghèo. Không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống, phong trào còn góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

 

Theo ông Bùi Văn Dán, Chủ tịch Hội Nông dân huyện, gắn phong trào nông dân SX-KD giỏi với xây dựng nông thôn mới, toàn Hội đã đẩy mạnh   các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn với hàng chục km đường giao thông liên thôn được phát dọn, tu sửa hàng năm. Công tác toàn dân làm thủy lợi nội đồng được triển khai rộng khắp. 6 tháng đầu năm 2011, toàn Hội đã huy động được 8.560 ngày công tổ chức phát dọn 69.300 m2 kênh, mương, đào đắp, nạo vét 9.700 m3 với tổng giá trị thực hiện trên 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, cán bộ, hội viên nông dân còn tích cực tham gia phòng - chống tội phạm, đảm bảo an ninh thôn, xóm, KDC, thi đua xây dựng gia đình nông dân văn hóa, làng, bản văn hóa.  

 

Hàng năm, các cấp Hội đã thực hiện nhiều biện pháp tổ chức, triển khai lồng ghép phong trào SX-KD giỏi với xây dựng nông thôn mới. Trong đó, chú trọng nâng cao năng lực, trình độ sản xuất, thâm canh của hội viên, giúp tăng năng suất, sản lượng, mang lại hiệu quả kinh tế. Đồng thời có các hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân trong phát triển kinh tế thông qua việc mở lớp tập huấn, chuyển giao KHKT. Từ đầu năm đến nay, Hội đã phối hợp với Trạm KNKL, Hội Phụ nữ và Trung tâm Dạy nghề huyện mở 2 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa, đào tạo nghề mới cho hội viên nông dân.  

 

Bình quân toàn Hội có trên 50% số hộ đăng ký gia đình SX-KD giỏi được công nhận hàng năm. Cụ thể, năm 2010 có 4.348 hộ đăng ký, trên 2.200 hộ đạt danh hiệu gia đình SX-KD giỏi các cấp. Năm 2011, phong trào được cán bộ, hội viên chi hội nông dân cơ sở hưởng ứng sôi nổi với 6.170 hộ đăng ký, bằng 141% KH năm. Trên cơ sở đăng ký, gia đình hội viên các chi hội đã không ngừng phấn đấu thực hiện mục tiêu thúc đẩy kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng. Trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều mô hình, điển hình nông dân sản xuất giỏi như các ông: Mai Văn Bình ở bản Tiến Lâm, xã Bắc Phong; Đinh Đức Bân ở xóm Ong, xã Nam Phong; Bùi Văn Kỹ ở xóm Xương Đầu, xã Dũng Phong...

 

Ông Đinh Đức Bân chia sẻ: Phát triển chăn nuôi hay trồng trọt, nhà nông phải tìm hướng đi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, đồng thời tích cực học tập, ứng dụng KHKT, công nghệ vào sản xuất mới có được thành công. Năng động trong nhận thức chuyển đổi, nhạy bén về tư duy thị trường, gần 10 năm nay, bên cạnh trồng mía thương phẩm, gia đình ông chú trọng đầu tư phát triển nghề chăn nuôi trâu, bò và lợn thịt. Quy mô đàn ngày càng nhân rộng, hiện tại, ông tổ chức chăn nuôi 3 lứa lợn/năm. Trừ chi phí, từ chăn nuôi và trồng mía, gia đình ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. ông còn nhiệt tình giúp đỡ các hộ nghèo trong chi hội về giống, vốn, kiến thức chăn nuôi để thoát nghèo.

 

Tận dụng lợi thế chất đất phù hợp, nhiều hội viên nông dân ở các chi hội cơ sở như: Xương Đầu, xã Dũng Phong; Ong, Đúc, xã Nam Phong; Nam Sơn, xã Thu Phong; Bảm, xã Tây Phong đã tập trung phát triển cây mía tím mang lại thu nhập ổn định, không phải lo đầu ra. Hội Nông dân thị trấn Cao Phong, Bắc Phong, Tân Phong lại động viên và hỗ trợ hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung trồng các giống cây có múi cho giá trị kinh tế cao như: cam Xã Đoài, quýt ôn Châu, cam Canh. Từ đây, xuất hiện hàng trăm hội viên nông dân làm kinh tế giỏi, có thu nhập bình quân từ 100 triệu đến hàng tỷ đồng/năm từ mía, cam.

 

Ông Bùi Văn Dán, Chủ tịch Hội cho rằng, phong trào đã tác động mạnh vào lĩnh vực xóa đói - giảm nghèo trong nông dân. Hội viên các chi hội đã phát huy tính chủ động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng KHKT, đồng thời hỗ trợ về KHKT, giống, vốn để sản xuất hiệu quả, cải thiện cuộc sống, tăng cường tình đoàn kết, tương thân - tương ái trong cộng đồng.

 

 

                                                                       Bùi Minh

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục