Người dân xã Kim Bôi (Kim Bôi) múa hát mừng ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Người dân xã Kim Bôi (Kim Bôi) múa hát mừng ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

(HBĐT) - Khi tôi sinh ra đã được đắm mình trong làn điệu dân ca Mường đằm thắm trữ tình trong lời ru của mẹ. Trong lời ru ấy có tên đất, tên mường, có danh lam, thắng cảnh, phong tục, tập quán và có cả sức sống quật cường của người dân Mường Động - một trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh đã vượt qua bao gian khó để chống giặc ngoại xâm, chung sức, chung lòng đứng lên xây dựng đời sống no ấm. Những ký ức đẹp ấy đã tiếp bước tôi đi cùng năm tháng. Khi đã trưởng thành, dù ở nơi đâu, tôi vẫn luôn hướng về vùng đất “chén vàng”.

 

Cho đến hôm nay dù chưa xóa hết những khó khăn thường nhật ở các xã vùng sâu, xa nhưng nhìn tổng thể, Kim Bôi đã có sự đổi thay vượt bậc. Mươi năm trước, nhiều xóm, xã vẫn chưa có điện lưới quốc gia, đường sá đi lại khó khăn, nếp sống tự cấp, tự túc đưa đẩy cuộc sống của người dân vào cảnh thiếu đói triền miên. Để làm ra hạt lúa, củ khoai, người nông dân luôn phải chịu một nắng, hai sương với con trâu đi trước, cái cày theo sau. Đến khi lúa đã nằm trong bồ, muốn thành hạt gạo để ăn, người nông dân lại phải kĩu kịt xay, giã, sàng, sảy... Giờ  đây, những chiếc cối giã gạo bằng tay hoặc bằng sức nước và cả những chiếc thuổng, dùi dùng để chọc lỗ, tra hạt để ở dưới gầm nhà sàn có chăng chỉ còn là vật lưu niệm. Những điều có thể dễ dàng nhận thấy đã nói lên một điều rằng cuộc sống của người dân Mường Động đã bước sang một trang mới. Cũng trên những cánh đồng ấy, người nông dân sản xuất ra hạt lúa, hạt ngô và những cây lương thực, thực phẩm khác nhẹ nhàng, đơn giản hơn với sự hỗ trợ của máy móc và kiến thức KH-KT tiên tiến. Kết quả đó có được là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chính quyền, sự thống nhất, đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong huyện. Phần lớn người dân trong huyện sống dựa vào nông nghiệp, bởi vậy sản xuất nông - lâm nghiệp được chú trọng. Những năm gần đây, Kim Bôi đã tạo được bước đột phá từ việc dồn điền, đổi thửa, từ đó, tạo sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Năm qua, tổng sản lượng lương thực trong toàn huyện đã đạt 52.800 tấn, bình quân lương thực đạt 487kg/người/năm, an ninh lương thực được đảm bảo. Cùng với cây lương thực, cây công nghiệp, lâm nghiệp, thực phẩm, chăn nuôi cũng được mở rộng diện tích theo hướng xây dựng cánh đồng thu nhập cao, nhân rộng nhiều mô hình VAC, trồng cây có giá trị kinh tế cao như: mướp đắng, bí đỏ, dưa chuột lấy hạt, trồng cỏ nuôi trâu, bò tại chuồng, nuôi nhím, dế...

Trên cơ sở những tiềm năng tài nguyên, khoáng sản, đất đai, lao động..., huyện đã từng bước triển khai chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp xuống còn  44,4%, tăng tỷ trọng TTCN - XD lên 20,5%, dịch vụ, du lịch trên 35%. Để thực hiện được điều này, huyện đã quy hoạch các cụm công nghiệp và tiến hành tiếp xúc với nhiều nhà doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để mời gọi đầu tư, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế liên doanh, liên kết mở rộng phương thức sản xuất, đa dạng hóa các ngành nghề, tạo ra nhiều sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, giải quyết việc làm cho người lao động. Một trong những thế mạnh đang được huyện khai thác có hiệu quả đó là phát triển các khu, điểm du lịch văn hóa, sinh thái. Đến nay, toàn huyện có 23 cơ sở SX-KD dịch vụ du lịch đi kèm với dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí, có 7 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh và 1 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn 3 sao. Một số khu du lịch đã có quy hoạch và có sự đầu tư lớn thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan như: khu du lịch suối khoáng Kim Bôi, Cửu thác Tú Sơn, khu Resort Vĩnh Tiến... Bình quân mỗi năm, huyện thu hút khoảng 10 vạn lượt khách đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, doanh thu từ du lịch, dịch vụ đạt trên 54 tỷ đồng.

 

Kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân từng bước nâng lên một bước mới. Phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, gắn bó, người dân Mường Động đã và đang góp sức xây dựng cuộc sống mới bằng việc thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC“. Đến nay, toàn huyện  đã có 81% hộ gia đình, gần 160 làng, bản, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa. Sự đổi thay diệu kỳ đang diễn ra từng ngày bằng chính bàn tay, khối óc và tâm huyết của những người con sinh ra, lớn lên ở nơi đây, góp phần tô đẹp thêm bức tranh Mường Động ngày càng sắc nét, sinh động.

 

                                                                                      Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục