Các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường.

Các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường.

Chiều 1/11, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cơ yếu.

Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cơ yếu.

Dự thảo Luật Cơ yếu gồm 5 chương, 37 điều, quy định về hoạt động cơ yếu; nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc tổ chức của Cơ yếu Việt Nam và chế độ, chính sách đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cơ yếu.

Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cơ yếu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), về trách nhiệm quản lý nhà nước về cơ yếu, đa số ý kiến cho rằng, việc tiếp tục để Ban Cơ yếu Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ là không hợp lý, không phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của ngành cơ yếu là một ngành cơ mật đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề nghị của Chính phủ và đa số ý kiến đại biểu Quốc hội chuyển Ban Cơ yếu Chính phủ từ Bộ Nội vụ sang trực thuộc Bộ Quốc phòng, nhưng vẫn giữ ổn định tên gọi, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như hiện nay.

Về tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu, có ý kiến cho rằng quy định về người làm công tác cơ yếu chưa cụ thể, cần nghiên cứu và quy định về cơ chế tuyển chọn. Một số ý kiến khác cho rằng công tác cơ yếu là công tác cơ mật đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, do đó, tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu phải cao hơn, đặc biệt là về chính trị.

Về quyền hạn của người làm cơ yếu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung, chỉnh lý nội dung điều 35 theo hướng người làm công tác cơ yếu được trang bị, sử dụng phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và được ưu tiên về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, được miễn thủ tục hải quan đối với sản phẩm mật mã mang theo.

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung của dự thảo Luật cơ yếu, đại biểu Nguyễn Minh Kha (đoàn Cần Thơ) và đại biểu Đinh Xuân Thảo (đoàn Hà Nội) cho rằng, Ban Cơ yếu Chính phủ đã có thời gian dài là cơ quan thuộc Trung ương Đảng, do Quân ủy Trung ương trực tiếp chỉ đạo. Bộ Quốc phòng có bề dày kinh nghiệm quản lý, sử dụng lực lượng cơ yếu và thực tiễn hiện nay số lượng người làm công tác cơ yếu trong hệ thống cơ yếu Quân đội nhân dân chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy, nên chuyển Ban Cơ yếu Chính phủ từ Bộ Nội vụ sang Bộ Quốc phòng và vẫn giữ nguyên tên gọi, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Cơ yếu Chính phủ như hiện nay.

Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (đoàn Nam Định) cũng cho rằng Ban Cơ yếu nên là cơ quan của Bộ Quốc phòng và đưa ra kiến nghị nên sắp xếp nó tương đương với cục, hoặc tổng cục là hợp lý.

Thảo luận về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu, hầu hết các ý kiến với tán thành với dự thảo Luật. Đại biểu Trần Hữu Tuất (đoàn Nghệ An) nhận xét: “Đây là những người được lựa chọn khắt khe, đào tạo kỹ càng và ít có khả năng làm thêm, vì phải chịu nhiều hạn chế ngay cả khi đang làm việc lẫn sau khi đã nghỉ hưu. Trong khi đó, với các quy định đãi ngộ hiện hành thì đời sống của họ sẽ rất khó khăn. Do đó, cần phải có những vận dụng thích hợp để cải thiện thu nhập cho họ”.

Theo đại biểu Võ Thị Dung (đoàn TP. HCM), dự án Luật Cơ yếu quy định rất khắt khe đến tiêu chuẩn chọn lựa, trình độ chính trị, trách nhiệm đối với người làm cơ yếu nhưng chế độ chính sách phụ cấp cho người làm cơ yếu còn thấp so với nhiều ngành, nghề khác. Thực tế là trong hoạt động cơ yếu, có những cán bộ làm việc đến 20 năm nhưng phụ cấp hàng tháng chỉ có 260.000 đồng/tháng. Đại biểu Võ Thị Dung kiến nghị, dự thảo Luật Cơ yếu cần sửa đổi chế độ chính sách đặc thù đối với người làm công tác cơ yếu nói chung.

Một số ý kiến khác thì nhận xét, những người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân, mà thực chất là cán bộ, công chức. Vì vậy, nếu quy định họ được hưởng các chế độ, chính sách như đối với quân đội nhân dân sẽ có thể phức tạp trong áp dụng chính sách, gây so sánh giữa các loại cán bộ, công chức.

“Cần có một chế độ, chính sách đặc thù đối với người làm công tác cơ yếu nói chung, không nên phân biệt người làm cơ yếu trong Quân đội, Công an nhân dân hay dân sự. Bởi vì, công việc đặc thù của ngành cơ yếu là giống nhau, người làm cơ yếu phải chịu trách nhiệm như nhau”- đây là ý kiến của đại biểu Phùng Khắc Đăng (đoàn Sơn La).

Một nội dung cũng được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận đó là hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu. Đại biểu Nguyễn Thành Tâm (đoàn Tây Ninh) ý kiến: “để tận dụng những cán bộ có kinh nghiệm, kiến thức làm việc trong ngành cơ yếu, nên kéo dài thời gian làm việc của họ đến 55 tuổi. Nếu người nào đến tuổi nghỉ hưu thì có thể ký hợp đồng thời hạn để họ yên tâm công tác và cống hiến cho ngành cơ yếu.

Cùng quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Văn Minh (đoàn Bắc Kạn) cho rằng: Không nên cho nghỉ hưu sớm đối với người làm việc trong ngành cơ yếu. Bởi vì như vậy sẽ thiệt thòi cho nhiều cán bộ làm cơ yếu trong ngành ngoại giao, cơ quan của chính phủ, bộ, ngành trung ương và địa phương. Việc quy định thời hạn nghỉ hưu đối với cán bộ làm việc trong ngành cơ yếu nên theo quy định trong Bộ Luật Lao động.

Ngoài những nội dung trên, một số đại biểu còn cho ý kiến về các hành vi bị nghiêm cấm; kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động cơ yếu; quy định về triển khai, giải thể mạng liên lạc cơ yếu…/.

 

                                                              Theo Báo ĐCSVN


Các tin khác


Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục