Mô hình nuôi nhím đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân bản Tôm.

Mô hình nuôi nhím đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân bản Tôm.

(HBĐT) - Trong những những năm qua, bản Tôm, xã Tân Dân (Mai Châu) là một trong những điểm sáng về phong trào phát triển kinh tế, XĐ-GN.

 

Bản có 61 hộ dân cư chủ yếu là dân tộc Mường sinh sống. Xác định tiềm năng là phát triển nông, lâm nghiệp và chăn nuôi đàn gia súc, chính quyền thôn đã lãnh đạo nhân dân tập trung phát triển KT-XH, thường xuyên áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất. Hiện, bản chỉ có 2,6 ha lúa nước 2 vụ và trên 20,6 ha trồng ngô, 45 ha trồng sắn và gần 100 ha trồng luồng, 35 con trâu, 120 con bò. 

 

Trưởng bản Bùi Văn Mỷ cho biết: Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ xã, chi bộ đã chỉ đạo bà con tận dụng hết diện tích đất SXNN trong các vụ, quyết tâm không để đất trống,  đất bỏ hoang. Cùng với đó, sử dụng các giống lúa lai cho năng suất cao vào canh tác. Trong chăn nuôi gia súc, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, coi trọng việc tiêm phòng cho gia súc nhằm tăng cường sức đề kháng cho gia súc trước các loại dịch bệnh.

 

Gia đình anh Bùi Văn Thiên nhiều năm liền là hộ nghèo của bản từ khi gia đình nhà anh  được hỗ trợ tiền làm nhà theo Quyết định 167, được vay vốn từ ngân hàng CS-XH để phát triển chăn nuôi, gia đình anh không phải lo chuyện làm nhà cửa, dồn toàn tâm để phát triển kinh tế. Từ khi được hỗ trợ một con trâu và tiền làm chuồng trại, gia đình đã thuận lợi hơn trong làm đất trồng trọt, không phải nhờ vả bà con cày, bừa. Hàng năm, từ bán sắn thu được 15 triệu đồng, đầu tư mua thêm lợn giống, gà... về nuôi để tăng thêm thu nhập. Với những nỗ lực của bản thân và gia đình, năm 2011, gia đình anh đã chính thức thoát nghèo. Ngoài chăn nuôi trâu, bò, nhiều hộ gia đình ở bản Tôm cũng đẩy mạnh chăn nuôi các loại con đặc sản có giá trị kinh tế cao như: nhím, dúi, dê... Gia đình anh Bùi Văn Thượng là một trong những hộ đi đầu trong xóm nuôi nhím và dúi để phát triển kinh tế. Anh cho biết, mỗi đôi nhím trưởng thành anh bán được 30 triệu đồng, lại không mất công chăm sóc, đồ ăn của chúng chỉ là những thức ăn sẵn có trong gia đình như sắn hoặc rau... Từ nuôi nhím và dúi, gia đình anh đã xây được ngôi nhà khang trang và mua sắm được nhiều vật dụng có giá trị.

 

Kinh tế ổn định, đời sống ấm no, bản Tôm càng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục cho con em trong bản. Việc đưa trẻ   trong độ tuổi đến trường đạt 100%. Bên cạnh đó, cộng tác viên y tế thôn bản thường xuyên tuyên truyền lồng ghép trong các buổi họp cho đồng bào về những kiến thức CSSKSS, phòng - chống dịch bệnh...

 

Trưởng bản Bùi Văn Mỷ khẳng định: Bản Tôm tiếp tục thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy, chính quyền các cấp trong phát triển KT-XH, tận dụng tốt các chương trình hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đang triển khai tại địa bàn, để phấn đấu giảm số hộ nghèo trong thôn từ 3 - 5% (tương đương 3 hộ/năm). Toàn bản có trên 60% hộ gia đình đạt văn hóa, thu nhập bình quân đạt hơn 6 triệu đồng/người/năm.

 

                                           

 

                                                              Thanh Tuyền (T.T.V)

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục