Tuyến đường liên xã Do Nhân – Tuân Lộ có sự tham gia hiến đất làm đường của người dân tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân.

Tuyến đường liên xã Do Nhân – Tuân Lộ có sự tham gia hiến đất làm đường của người dân tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân.

(HBĐT) - Xã Do Nhân (Tân Lạc) có 3 xóm thuộc diện 135 là Dạ, Khi, Thung Vòng, đặc biệt, xóm Thung Vòng chưa có điện, đường giao thông, đời sống, điều kiện phát triển KT-XH hết sức khó khăn.

 

Xã có 518 hộ với trên 2.200 nhân khẩu, theo tiêu chí mới, số hộ nghèo và cận nghèo toàn xã chiếm trên 60%. Cùng với đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các dự án, xã tích cực tuyên truyền, huy động nhân dân tham gia có hiệu quả vào công cuộc phát triển KT-XH trên địa bàn.

 

Những tháng cuối năm 2011, người dân xã Do Nhân phấn khởi trong niềm vui được hưởng lợi khi tuyến đường giao thông liên xã Do Nhân - Tuân Lộ do nguồn vốn ODA hỗ trợ hoàn thành. Niềm vui như được nhân đôi bởi công trình có sự đóng góp của cả người dân trong xã. Ông Bùi Mạnh Thưởng, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã cho biết: Để xây dựng tuyến đường, nhân dân các xóm Tà, Mương 1, Mương 2, Dạ đã tự nguyện hiến đất, chặt cây giải phóng mặt bằng cho đơn vị thi công, mở rộng mặt đường hơn 4 m. Tuyến đường nối thẳng ra quốc lộ 6, có chiều dài 11 km, đoạn qua xã dài 5,5 km, nhờ đó, việc đi lại của nhân dân được thuận lợi hơn. Ngoài ra, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xã đã bê tông hóa được 6,8 km trong tổng số 11,6 km đường giao thông nông thôn toàn xã, trong đó, 2 xóm Sống, Trăng đã cơ bản hoàn thành.

 

Xã có tổng diện tích tự nhiên trên 1.700 ha, trong đó, phần lớn là đất lâm nghiệp, núi đá, diện tích đất nông nghiệp có hơn 440 ha. Dưới sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, hoạt động sản xuất nông-lâm nghiệp được chú trọng chỉ đạo triển khai theo sát kế hoạch, mùa vụ. Trên cơ sở nghị quyết của Đảng ủy về phát triển kinh tế, các chi bộ cụ thể hóa tại cơ sở thông qua họp dân cùng bàn bạc xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với thôn, xóm mình. Diện tích lúa toàn xã trên 200 ha, được phân thành 2 vùng rõ rệt, các xóm mạn núi đá gieo trồng giống lúa địa phương, các xóm ngoài cấy giống lúa lai, năng suất bình quân đạt gần 50 tạ/ha. Cây màu chính được trồng là ngô, lạc, sắn, rau đậu các loại với tổng diện tích hơn 230 ha, bao gồm 86 ha ngô , 56,5 ha sắn , 23 ha lạc … Nổi bật là diện tích mía kế hoạch trồng 10 ha, thực hiện đạt đến 26 ha, vượt 160% kế hoạch và tăng 160% so với năm 2010. Diện tích đất trống trồng rừng sản xuất trên địa bàn đến nay đã cơ bản được khép kín nên không có rừng trồng mới, chủ yếu là trồng rừng phân tán với trên 5.100 cây phân tán đã được nhân dân tự trồng. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm đều vượt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ năm 2010. Để sản xuất hiệu quả, công tác phòng, chống dịch bệnh được chú trọng. Cán bộ khuyến nông thường xuyên bám sát đồng ruộng, cùng nông dân làm tốt việc phòng trừ sâu bệnh, trồng, chăm sóc cây màu đúng quy trình kỹ thuật. Nhờ đó không để xảy ra dịch bệnh trên cây trồng. Trong năm, xã đã phối hợp với Trạm KN-KL huyện và các dự án mở 8 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 265 lượt nông dân tham gia.

 

Song song với phát triển kinh tế, các mặt văn hóa, xã hội được quan tâm. Chất lượng giáo dục các bậc học được duy trì, không có trường hợp học sinh bỏ học hay vi phạm pháp luật, tỷ lệ học sinh chuyển cấp đạt 100%, chuyển lớp đạt trên 98%. Cơ sở vật chất trường tiểu học và THCS trên địa bàn cơ bản đáp ứng yêu cầu về phòng học, riêng trường mầm non còn thiếu và xuống cấp xã đã xây dựng kế hoạch đề nghị hỗ trợ nâng cấp, tu sửa. Nhân dân tích cực hưởng ứng CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”, bài trừ tệ nạn xã hội, giữ gìn AN-TT ổn định. Toàn xã có 435 hộ gia đình văn hóa, đạt 85%, 7/8 xóm được công nhận làng văn hóa. Vào dịp lễ, tết, ngày hội lớn, các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể thao được tổ chức tạo không khí vui tươi, sôi nổi, góp phần động viên tinh thần của nhân dân trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế.

 

Năm 2011, bình quân thu nhập đầu người toàn xã đạt 9,5 triệu đồng/năm. Tuy vậy, với trên 60% hộ nghèo và cận nghèo, ngoài những nguyên nhân về trình độ, nhận thức hạn chế, hộ thanh niên lười lao động, người già cả, ốm đau thì yếu tố thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, trang bị kiến thức làm ăn cho nông dân cần được quan tâm – Ông Bùi Mạnh Thưởng cho biết thêm. Cùng với việc phát huy nội lực, xã cần tiếp tục được đầu tư, hỗ trợ, của các cấp, ngành, dự án, đặc biệt là đầu tư xây dựng các công trình phục vụ dân sinh như điện, đường đối với các xóm 135. Trong đó có xóm Thung Vòng đặc thù nhiều núi đá, xóm cách trung tâm xã 5 km, có 13 hộ dân nhưng sống thành nhiều chòm, mỗi chòm chỉ 2-3 hộ nên các hoạt động đầu tư phát triển KT-XH đều rất khó khăn. Đến nay, xóm mới có 2 hộ thoát nghèo.

 

 

                                                                           Hà Thu

 

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục