Cơ sở hạ tầng ở bản Lác, thị trấn Mai Châu được đầu tư khang trang phục vụ phát triển du lịch.

Cơ sở hạ tầng ở bản Lác, thị trấn Mai Châu được đầu tư khang trang phục vụ phát triển du lịch.

(HBĐT) - Nhớ về những kỷ niệm cùng quân và dân huyện Mai Châu kiên cường, không ngại gian khó chống đỡ đạn bom của quân đội Mỹ ném dọc con đường 15, cầu Vạn Mai, bến phà Suối Rút, ông Hà Trọng Sinh, năm nay 83 tuổi, nguyên Bí thư Huyện ủy Mai Châu bồi hồi kể lại: Trong khoảng thời gian máy bay Mỹ đánh phá huyện, mục tiêu của chúng là bến phà Suốt Rút, các cầu treo, cầu Vạn Mai, cầu Bãi Sang gây cho ta nhiều tổn thất nặng nề.

 

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, huyện đã kịp thời mở những lớp huấn luyện kỹ thuật bắn máy bay  thấp cho cán bộ xã đội, đại đội và tiểu đội dân quân, tự vệ các xã với thời gian 20 ngày. Đồng thời, chỉ đạo 8 xã dọc đường 15, đường 6 tiếp tục thành lập và củng cố vững chắc những tổ trực chiến, trực phòng không, tổ cứu thương, sửa chữa đường giao thông để sẵn sàng chiến đấu,  nên chỉ một thời gian ngắn, quân và dân huyện Mai Châu đã đào được 1.853 căn hầm, 46 giao thông hào dài từ 300 - 400 m, 483 hố cá nhân, dọc QL 15 đều là chiến hào. Đầu năm 1966, máy bay Mỹ đã đánh phá 31 lần, thả pháo sáng xuống Tòng Đậu, Đồng Bảng, dội bom xuống cầu Tre (Xăm Khòe), cầu phao Suốt Rút, lực lượng phòng không chủ lực kiên quyết đánh trả buộc địch phải tháo chạy. Ngày 14/12/1966, máy bay F105 của Mỹ thả bom cầu phao Suối Rút bị không quân ta bắn rơi tại địa phận Bao La, Cun Pheo. Được sự chuẩn bị chu đáo và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, trong giai đoạn 1965-1968, quân và dân Mai Châu đã chiến đấu 525 trận, bắn bị thương 11 máy bay, 2 lần bắt sống phi công nhảy dù. Tiêu biểu cho tinh thần bắn trả máy bay là tổ trực chiến cầu Vạn Mai, anh Lò Văn Phơi, tiểu đội nữ dân quân xóm Nhót, dân quân xã Bao La.

 

Lớn lên trên mảnh đất anh hùng, đồng chí Hà Văn Xuân, Bí thư Đảng ủy xã Tòng Đậu tự hào cho biết: Xã đã từng trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Toàn xã có 210 người con của bản lên đường đánh Mỹ, trong đó, 29 đồng chí đã hy sinh. Xã có 146 đồng chí tham gia lực lượng dân quân, cử 1 trung đội du kích gồm 13 đồng chí tham gia tăng cường và chi viện cho chiến trường Quảng Trị. Nhân dân trong xã đã đóng góp cho Nhà nước 720 tấn thóc, 4.000 ngày công. Toàn xã đã tham gia và trực tiếp chiến đấu 50 trận đánh lớn, nhỏ bắn máy bay, tham gia vây bắt giặc lái Mỹ 4 lượt với 120 người. Trong đó phải kể đến trận vây bắt giặc lái máy bay C47 tại Bãi Sang, xã Phúc Sạn. Xã đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng LLVTND ngày 22/8/1998.

 

Thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ  “Tất cả vì tiền tuyến lớn miền Nam”, từ 1954 - 1975, quân và dân huyện Mai Châu đã chiến đấu đánh trả máy bay Mỹ 525 lần, 2.457 người con của huyện lên đường nhập ngũ, có 327 đồng chí đã hy sinh trên mọi chiến trường, 500 thương binh, đóng góp 3.150 tấn lương thực, 1.032 tấn thực phẩm và hơn 10 vạn ngày công.

 

37 năm sau ngày đất nước thống nhất, huyện Mai Châu đã giành được những thành tựu quan trọng và toàn diện. Cơ cấu kinh tế chuyển biến mạnh mẽ; công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, du lịch phát triển khá và bền vững. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi phù hợp, đồng thời đa dạng hóa các ngành nghề dịch vụ nên đã đem lại cho Mai Châu giá trị kinh tế khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện đạt 12,56% năm, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 8 triệu đồng/năm (tăng 3,26 triệu đồng so với  năm 2005), sản lượng lương thực đạt 28.253 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 532 kg. Có 95% hộ gia đình được sử dụng diện lưới quốc gia, 88% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tính đến thời điểm này, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn gần 30%. Sự nghiệp GD&ĐT được chăm lo, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 99%, có 6 trường chuẩn quốc gia. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm, toàn huyện có 9 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế , tỷ lệ xã, thị trấn có bác sĩ đạt 52%, có 95% số dân được xem truyền hình, 97% dân số được nghe đài... Những kết quả trên đã khẳng định người dân Mai Châu không chỉ anh hùng trong đánh Mỹ mà còn xuất sắc trong phát triển kinh tế, đảm bảo ANTT, vững mạnh về quốc phòng, xây dựng huyện ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 

 

                                                                           Lưu Kỳ

 

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục