Khu tái định cư Tân Phúc (Bảo Hiệu - Yên Thủy) có mặt bằng và  cơ sở hạ tầng khang trang đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Khu tái định cư Tân Phúc (Bảo Hiệu - Yên Thủy) có mặt bằng và cơ sở hạ tầng khang trang đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

(HBĐT) - Sau hơn 2 năm, cuộc sống người dân hai xã vùng lòng hồ sông Đà - Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu) di chuyển về nơi ở mới khu tái định cư Tân Phúc, Bảo Hiệu (Yên Thủy) đã dần ổn định. Những ám ảnh, âu lo về sạt lở đã đi vào dĩ vãng. Vốn chỉ quen với đồi núi, nương rừng, nuôi cá lồng, đánh bắt thủy sản, giờ đây, họ đã hòa nhập với nhịp sống và nếp nghĩ, cách làm mới.

 

Từ nguồn vốn của T.ư và của tỉnh cùng việc lồng ghép một số chương trình, dự án khác, khu tái định cư Tân Phúc khởi công xây dựng năm 2008 với tổng mức đầu tư trên 37 tỷ đồng. Gọi là xóm nhưng sau hai năm đầu tư xây dựng, Tân Phúc đã có dáng vẻ như KDC ở đô thị với mặt bằng phẳng phiu, hệ thống cơ sở hạ tầng đường, điện, nước sinh hoạt, nhà văn hóa, nhà trẻ, mầm non được xây dựng kiên cố, khang trang.

 

ông  Đặng Văn Tuấn, Bí thư chi bộ xóm Tân Phúc xúc động nhớ lại: 70 hộ dân Tân Mai, Phúc Sạn luôn nhớ mãi hình ảnh những anh bộ đội Cụ Hồ  đến từ Bộ CHQS tỉnh, Ban CHQS các huyện Mai Châu, Yên Thủy đã không quản nắng, mưa, gió, rét, hàng tháng trời “ba cùng” với dân để tháo dỡ từng viên ngói, tấm ván và vượt chặng đường gần 100 km để lắp đặt những nếp nhà ở khu tái định cư. Nhờ thế mà chúng tôi đã sớm ổn định đời sống”.

 

Không chỉ giúp các hộ dân tháo rỡ, lắp đặt, xây dựng những nếp nhà, với mục tiêu xây dựng làng văn hóa - quốc phòng, những người lính của Ban CHQS Yên Thủy và đơn vị Kho 789 Binh chủng kỹ thuật đã nhường cơm, xẻ áo cho dân cư xóm Tân Phúc. Chị Lý Thị Sinh, chi hội Phó Hội phụ nữ xóm cho biết: Khi mới chuyển về Tân Phúc, việc học hành của con trẻ là nỗi lo lớn của chúng tôi. Nhà trẻ, lớp mẫu giáo được xây dựng mới khang trang nhưng chưa được trang bị những vật dụng tối thiểu. Nhờ các anh bộ đội Ban CHQS huyện và Kho 789, những ngày lạnh giá, các cô giáo và ở nhà trẻ và học sinh lớp mầm non Tân Phúc đã được sưởi ấm nhờ những tấm chăn sâu nặng tình nghĩa quân dân. Giờ lên lớp, cô và trò cũng vui hơn, chất lượng dạy và học cũng từng bước được nâng cao nhờ những bộ bàn ghế, quyển chuyện, bức tranh, đồ chơi mà những người lính cùng người thân miệt mài gom góp.

 

Về nơi ở mới, với cơ sở hạ tầng khang trang, người dân  Tân Phúc  đều hiểu rõ từng mét đất, từng mét đường được hình thành là sự chia sẻ của các đơn vị, doanh nghiệp cùng cấp ủy, chính quyền và dân cư trên địa bàn. ông Nguyễn Anh Quân, Chi cục trưởng Chi cục PTNT cho biết: Trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, dù kinh phí cho dự án chưa được cấp đủ nhưng để các hộ dân Tân Mai, Phúc Sạn sớm ổn định đời sống, các nhà thầu đã tự nguyện ứng hơn 7 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi. Đến nay, các hạng mục đã bàn giao đưa vào sử dụng hơn 2 năm nhưng kinh phí tạm ứng hiện vẫn chưa được thanh toán.

 

Chuyển về nơi ở mới, mỗi hộ dân Tân Phúc được Nhà nước hỗ trợ gần 19 triệu đồng gồm 15 triệu đồng di chuyển, 1 triệu đồng mua dụng cụ, giống cây trồng phục vụ sản xuất, 2 triệu đồng xây bể nước, 900.000 đồng xây nhà vệ sinh và được cấp 5.000 m2 đất canh tác và từ 300 - 320 m2 đất ở. Trong khi đó, hạn mức đất sản xuất của huyện Yên Thủy hiện chỉ từ 2.700 - 3.000 m2/hộ nên ai cũng hiểu diện tích đất họ đang ở và sản xuất là sự chia sẻ, hy sinh của các đơn vị và người dân sở tại vì đến nay Nhà nước vẫn còn nợ 10 tỷ đồng tiền đền bù GPMB để thu hồi đất cho dự án.

 

2 năm an cư ở Tân Phúc, những người dân một thời vốn quen với tập quán thả rông trâu, bò trên đồi rừng, giờ đã thành thạo với kỹ thuật trồng cỏ voi nuôi bò nhốt chuồng. Kết quả đó, bắt đầu bằng sự hỗ trợ của Chi cục Phát triển nông thôn với 11 con bò lai Sinl cho 11 hộ và đang có triển vọng được nhân rộng. Vốn chỉ quen với cây sắn, cây ngô, cây luồng trên đất dốc, giờ đây, không ít hộ ở Tân Phúc đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đặc biệt, với cây dưa hấu, một loại cây trồng khá xa lạ với nhiều gia đình  khi còn ở Tân Mai, Phúc Sạn nhưng khỉ chuyển đổi từ ngô, sắn sang trồng dưa hấu, gia đình chị Đặng Thị Anh, anh Xa Văn Du, Triệu Văn Dương có thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/năm.

 

 Cho dù cơ chế, chính sách và việc quy hoạch khu tái định cư Tân  Phúc vẫn có một số tồn tại, bất cập như: hộ có 1-2 người như gia đình bà Bùi Thị Thi, Đặng Thị Lan cũng như hộ ông Lý Văn Vinh có tới 9 nhân khẩu nhưng diện tích đất canh tác được cấp như nhau (5.000m2/hộ), khiến “người làm không hết, người lần không ra”. Theo thiết kế, khu tái định cư được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhưng do thiếu kinh phí nên hạng mục này phải tạm đình hoãn nên sản xuất của dân cư Tân Phúc hiện hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng cây trồng. Do diện tích đất ở hạn hẹp (300 - 320m2/hộ gồm các dãy nhà được bố trí sát nhau nên các hộ dân không phát triển được chăn nuôi gia súc quy mô lớn vì chưa có đủ kinh phí xây dựng hệ thống Biogalo nên lo chất thải chăn nuôi ảnh hưởng xấu đến môi trường; hệ thống cấp nước xây dựng không đủ áp lực khi vận hành, nên không ít hộ và trường mầm non phải mua máy bơm đấu hút mới đủ nước sử dụng; không ít hộ “dựng vợ, gả chồng” cho con cái nhưng vẫn phải sống nhiều thế hệ trong một nếp nhà vì ở khu tái định cư không có quỹ đất dự phòng và cơ chế, chính sách khi phải tách hộ... Nhưng cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể, người dân Tân Phúc đều tràn đầy niềm vui và bày tỏ lòng biết ơn, sự tin tưởng vào sự quan tâm, chăm lo cùng chủ trương, đường lối, chính sách hợp lòng dân của Đảng, Nhà nước  để nỗ lực vươn lên đẩy nhanh công cuộc xóa đói - giảm nghèo, làm giàu trên vùng đất mới.

 

 

                                                                       Đức Phượng

 

Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục