Đại biểu QH Bạch Thị Hương Thủy phát biểu tại Hội trường

Đại biểu QH Bạch Thị Hương Thủy phát biểu tại Hội trường

(HBĐT) - Chiều 13/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường Quy hoạch tổng thể về thủy điện và việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 3/12/2004 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh.

 

Đa số các ý kiến đều tán thành với việc phải ban hành Nghị quyết Quy hoạch tổng thể về thủy điện và sự cần thiết phải sửa đổi Nghị quyết số 38. Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Bạch Thị Hương Thủy, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho rằng: Ở nước ta, thủy điện đóng vai trò rất quan trọng đối với bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài vai trò cung cấp điện lượng, thủy điện còn tham gia chống lũ, chống hạn, cấp nước sinh hoạt, sản xuất. Trong số các công trình thủy điện hiện nay, phải kể tới công trình thuỷ điện Hoà Bình. Công trình nằm trên địa phận thành phố Hoà Bình, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 75 km về phía Tây. Thuỷ điện Hoà Bình  là bậc  thang cuối cùng thuộc hệ thống các bậc thang thuỷ điện trên sông Đà. Công trình bao gồm 8 tổ máy, công  suất mỗi  tổ máy 240 MW (Mê ga oát) và tổng công suất  lắp đặt là 1.920 MW. Thuỷ điện Hoà Bình được khởi công xây dựng ngày 06/11/1979. Đây là công trình có qui mô lớn bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á. Sau 15 năm xây dựng, lắp đặt và đưa dần các tổ máy vào vận hành, công trình đã được khánh  thành ngày 20/12/1994, đánh dấu một bước nhảy vọt về sự phát triển của ngành năng lượng Việt Nam nói chung và ngành điện nói  riêng. Với các chức năng, nhiệm vụ quan trọng, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình thực sự là một cơ sở công  nghiệp năng lượng lớn và có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Kể từ khi phát điện tổ máy đầu tiên đến nay, Nhà Máy đã sản xuất được gần 175 tỷ kWh (ki lô oát giờ). Có nhiều năm sản  lượng cao vượt  thiết kế như các năm 2007, 2008, 2012 đạt từ 9 đến 10 tỷ kWh. Bên cạnh việc cấp điện cho nền kinh tế quốc dân, Thủy điện Hòa Bình còn đóng vai trò là công trình thuỷ lợi lớn, được thiết kế với cấp đặc biệt. Với khả năng cắt lũ lớn đến hàng chục nghìn m/s trong mùa  lũ và chủ động điều tiết được dòng chảy trong mùa  khô, Công  trình đã hạn chế cơ bản  những tác động xấu bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đồng  thời  tạo điều kiện  thuận  lợi cho sản xuất.

 

Để xây dựng công trình thủy điện mang tầm cỡ khu vực Đông Nam Á, phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Các hộ dân đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã phải di chuyển tới cả khắp các địa phương trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên, trong điều kiện không có chính sách thu hồi, bồi thường, tái định cư hỗ trợ sản xuất. Ngoài mấy chục ngàn hỗ trợ thuê phương tiện chuyển đồ đạc và người chạy khỏi vùng ngập, kèm mấy chục cân gạo đủ ăn trong 6 tháng, số hộ dân còn lại tự chuyển vén tại chỗ tránh ngập. Với khẩu hiệu  “Tất cả vì dòng điện ngày mai”. Để hỗ trợ đồng bào khắc phục khó khăn ổn định cuộc sống, theo đề nghị của tỉnh Hòa Bình, trong vòng 30 năm qua Chính phủ đã phê duyệt các dự án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, với tổng mức kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng (tương đương 1/26 của Dự án thủy điện Sơn La; 1/12 của Dự án thủy điện Lai Châu). Tuy nhiên, mục tiêu của Chính phủ đề ra theo Quyết định số 1588/QĐ – TTg về phê duyệt Đề án ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà giai đoạn 2009 – 2015 với mục tiêu: Xóa hết hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo, phát triển sản xuất nông - lâm – ngư – nghiệp, nâng dần mức sống của nhân dân, tiến tới ổn định đời sống nhân dân vùng hồ; Thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với phòng hộ hồ thủy điện Hòa Bình, nâng tỷ lệ độ che phủ các xã vùng hồ lên 60%; sắp xếp điều chỉnh lại mật độ dân cư ở một số xóm, bản ven hồ cho phù hợp với điều kiện cụ thể từng nơi để ổn định và phát triển lâu dài; hoàn thành cơ bản hệ thống công trình cơ sở hạ tầng của các xã vùng hồ ngang bằng với các khu vực khác trong tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội phục vụ đời sống nhân dân; Giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội các xã vùng hồ là khó có thể đạt được. Trong khi tỷ lệ hộ nghèo của khu vực này có tới 6 xã lên đến 60%, còn lại phần lớn là các hộ cận nghèo. Đồng bào thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu vốn và hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém là nguyên nhân chính kéo dài tình trạng đói nghèo của các hộ dân khu vực này.

 

Từ những vấn đề đặt ra, cá nhân tôi và cử tri tỉnh Hòa Bình tiếp tục kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ địa phương xây dựng các khu tái định cư tập trung phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, gắn với giải quyết đất sản xuất cho các hộ dân, trên cơ sở rà soát, phân bổ lại đất sản xuất của các nông lâm trường đang quản lý; tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là đường giao thông, cơ sở y tế, điện sinh hoạt và sản xuất. Trước mắt, sớm xem xét phê duyệt và triển khai kết quả rà soát, bổ sung dự án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng thủy điện Hòa Bình, theo Quyết định số 1588 ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 40 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII; hình thành gói tín dụng ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay, hạn mức phù hợp tạo điều kiện cho hộ dân được vay để tạo nguồn vốn và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo bền vững;dddề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết quy hoạch tổng thể về thủy điện, trên cơ sở đó xây dựng cơ chế chính sách về di dân, tái định cư các dự án thủy điện phù hợp với tình hình phát triển hiện nay.

 

               

Bích Ngọc – Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (TH)

 

 

 

Các tin khác

Đồng chí Phan Văn Mãi, Bí thư TT T.Ư Đoàn, Chủ tịch UBT.Ư Hội LHTN Việt Nam phát biểu kết luận buổi làm việc.
Đồng chí Hoàng Quang Minh, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh phát biểu kết luận tại buổi giám sát tại thành phố Hòa Bình.
Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc Sở cho đồng chí Bùi Đức Nam.
Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Tiên phong trong lĩnh vực cải cách hành chính

(HBĐT) - Đồng chí Vũ Mai Hồ - Giám đốc Sở Công thương khẳng định: “Thực hiện việc cải cách hành chính, Sở đã đề ra mục tiêu và đang quyết tâm thực hiện là: nâng cao tính hiệu quả tổ chức giải quyết các thủ tục hành chính công đảm bảo tính chuyên nghiệp hóa tại 100% phòng, bộ phận; 90% trường hợp cung cấp dịch vụ hành chính công đúng hẹn (trong đó có 20% sớm hơn so với thời gian quy định) và 100% khiếu nại của các tổ chức, công dân liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ được tiếp nhận và giải quyết kịp thời...”

Kết nạp 245 quần chúng ưu tú vào Đảng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, thực hiện công tác phát triển Đảng, huyện Tân Lạc đã xem xét, kết nạp 245 quần chúng ưu tú vào Đảng (trong đó có 8 thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự), chuyển chính thức cho 186 đảng viên dự bị, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên 5.038 đồng chí (trong đó đảng viên chính thức là 4.678 đồng chí, đảng viên dự bị là 360 đồng chí).

Từng bước thực hiện việc đưa NQT.Ư 4 (khóa XI) đi vào thực chất

(HBĐT) - Thực hiện kiểm điểm, tự phê bình và phê bình (KĐTPB &PB) theo tinh thần NQT.Ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, BTV Huyện ủy Yên Thủy đã thẳng thắn, khách quan chỉ ra 14 hạn chế, yếu kém theo 3 vấn đề cấp bách mà NQ đã đề cập.

Khảo sát xây dựng Đề án QCDC trong Đảng tại Đảng bộ tỉnh

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch của Ban Tổ chức T.Ư về khảo sát xây dựng “Đề án QCDC trong Đảng”, ngày 11/11, đoàn công tác của T.Ư do đồng chí Hoàng Công Hoàn, Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng T.Ư Đảng làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc xây dựng “Đề án QCDC trong Đảng” tại Đảng bộ tỉnh. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các Vụ Địa phương I, Vụ Tổng hợp của Ban Tổ chức T.Ư và Văn phòng T.Ư Đảng. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng của tỉnh tiếp và làm việc với đoàn.

Hoàn chỉnh công tác chuẩn bị cho Ngày hội 

(HBĐT) - Chiều 11/11, Ban tổ chức Ngày hội VH, TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII-năm 2013 đã họp nhằm rà soát lại các khâu công tác chuẩn bị. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo, Trưởng ban tổ chức Ngày hội chủ trì hội nghị.

Động viên người dân bình tĩnh ứng phó siêu bão

Các Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Nguyễn Xuân Phúc đã đến các tỉnh miền trung, trực tiếp chỉ đạo công tác chuẩn bị phòng chống cơn bão mạnh nhất từ trước đến nay tại các địa phương này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục