Chợ trung tâm cụm xã Lũng Vân (Tân Lạc) tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư trên địa bàn giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa.

Chợ trung tâm cụm xã Lũng Vân (Tân Lạc) tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư trên địa bàn giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa.

(HBĐT) - Với tinh thần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, phát huy thế trận chiến tranh nhân dân, quân và dân các dân tộc trong tỉnh vừa tích cực sản xuất, vừa chiến đấu, vừa độc lập tác chiến, phối hợp chiến đấu chặt chẽ với bộ đội phòng không chính quy và lực lượng không quân QĐND Việt Nam, sẵn sàng chiến đấu và quyết giành chiến thắng. Tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu là quân dân xã Lũng Vân (Tân Lạc).

 

Vào khoảng 16h ngày 10/5/ 1972, với tinh thần cảnh giác cao, quân dân xã Lũng Vân đã phát hiện kịp thời, triển khai nhanh lực lượng vây bắt giặc lái nhảy dù. Mặc dù thời tiết mưa gió, địa hình đồi núi hiểm trở, các chiến sỹ Lũng Vân vẫn kiên trì thít chặt vòng vây quyết bắt sống giặc lái Mỹ. Sáng 11/5/1972, quân đội Mỹ sử dụng trên 120 lần máy bay, thả hàng trăm tấn bom, đạn và trận địa bao vây của dân quân du kích Lũng Vân hòng giải thoát cho tên giặc lái. Mặc dù một số đồng chí bị thương vong nhưng các chiến sỹ dân quân Lũng Vân vẫn kiên cường bám địch, khép chặt vòng vây, phối hợp với các đơn vị trực chiến xã bạn dũng cảm đánh trả máy bay địch và bắt sống giặc lái, thu toàn bộ vũ khí và tang vật. Thắng lợi của quân dân xã Lũng Vân đã mở đầu cho phong trào bắn rơi máy bay, bắt sống giặc lái của quân và dân tỉnh ta trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của giặc Mỹ. Những chiến công đó là hành động thiết thực của quân dân Lũng Vân chia lửa với tiền tuyến lớn để ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước oanh liệt của dân tộc.

 

Phát huy truyến thống đơn vị Anh hùng LLVTND, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Lũng Vân cùng đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng phồn vinh và phát triển.

 

Nhờ huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đường lên “Thung lũng mây” tuy quanh co, đèo dốc nhưng mặt đường đã được trải nhựa, thảm bê tông êm thuận, tạo điều kiện cho dân cư trên địa bàn mở mang giao lưu, tiêu thụ sản phẩm nông - lâm sản. Đêm về, điện đã bừng sáng những nếp nhà sàn ở 12 xóm từ hệ thống điện lưới quốc gia. Với vị trí là trung tâm cụm xã của 5 xã vùng cao của huyện gồm Lũng Vân, Quyết Chiến, Bắc Sơn, Nam Sơn, Ngổ Luông, bằng nguồn vốn do Nhà nước đầu tư và công sức, tiền của do nhân dân đóng góp, hệ thống điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, GTNT ở Lũng Vân được xây dựng khá đồng bộ. Đặc biệt, chợ phiên Lũng Vân được tổ chức vào thứ ba hàng tuần đã thực sự trở thành trung tâm giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa giữa miền xuôi với miền ngược và người dân trong khu vực.

 

 Với cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tới 88%, người dân Lũng Vân đã tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đưa các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, giá trị kinh tế cao vào thâm canh. Đến nay, với trên 280 ha ngô 2 vụ, cây ngô ở Lũng Vân đã thực sự giữ vai trò là cây XĐ-GN, mang lại hiệu quả canh tác bền vững và đang từng bước trở thành hàng hóa. Bên cạnh đó, những năm gần đây, thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xã đã đưa một số giống cây mới vào trồng thử nghiệm mô hình như cam, quýt bước đầu đã đem lại hiệu quả, mở hướng đi mới để Lũng Vân phát triển vùng cây có múi của huyện. Bên cạnh đó, người dân các xóm Lư, Bách 2, Chiềng đã tận dụng có hiệu quả điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để từng bước mở rộng diện tích trồng su su lấy ngọn. Với trên 5 ha, rau su su của xã Lũng Vân đã có chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, người dân Lũng Vân đã tận dụng diện tích chăn thả để phát triển chăn nuôi đại gia súc với đàn trâu, bò, ngựa và lợn bản địa là vật nuôi chủ lực trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

 

Đi đôi với đẩy mạnh phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Lũng Vân luôn chú trọng bảo tồn, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc; chăm lo phát triển sự nghiệp GD&ĐT, chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Đến nay, thu nhập bình quân đạt gần 8 triệu đồng/ người/năm. Hàng chục năm qua xã giữ vững là địa bàn không có các TNXH, an ninh nông thôn được đảm bảo, TTATXH luôn ổn định và giữ vững. Đó là cơ sở và nền tảng quan trọng để “chốt thép” năm xưa tự tin, vững vàng trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

 

 

                                                                                    

 

                                                                                  Đ.P

 

Các tin khác


Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục