Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh  trao bằng phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho mẹ Bùi Thị Chửng và mẹ Nguyễn Thị Chố.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho mẹ Bùi Thị Chửng và mẹ Nguyễn Thị Chố.

(HBĐT) - Bác Hồ kính yêu đã nói “Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam - Bắc đã sinh ra và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của đất nước”. Nhiều mẹ đã cống hiến công sức, hy sinh chồng và những người con thân yêu vì nền độc lập, tự do cho dân tộc... Để phát huy và giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, từ sau ngày giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và thực hiện tốt các chính sách cho người có công với cách mạng. Đặc biệt là để ghi nhớ công lao to lớn của các bà mẹ đã có nhiều cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc là danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (BMVNAH).

 

Từ ngày 29/8/1994, Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “BMVNAH”. Theo đó, ngày 20/10/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 176 về việc thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “BMVNAH”. Tỉnh ta đã có 65 bà mẹ được phong tặng danh hiệu “BMVNAH”. Tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII tháng 10/2012 đã ban hành Pháp lệnh số 05/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “BMVNAH” và theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ngày 22/5/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước BMVNAH và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước BMVNAH. Theo đó, đối tượng các trường hợp được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu này mở rộng hơn, cụ thể như: Có 2 con trở lên là liệt sỹ; Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sỹ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;  chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sỹ; có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ; Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên. Người con là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng Tổ quốc ghi công bao gồm con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật.  

Ngay sau khi Nghị định 56/2013 được ban hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các ngành chức năng khẩn trương triển khai thực hiện việc rà soát, hướng dẫn các gia đình làm hồ sơ thủ tục để xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu BMVNAH. Cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng từ tỉnh tới cơ sở đã khẩn trương hướng dẫn lập hồ sơ, tổ chức xét duyệt và hoàn thiện hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu “BMVNAH”. Lễ phong tặng và truy tặng đã được tỉnh tổ chức trang trọng. Trong 2 đợt tổ chức lễ phong tặng và truy tặng danh hiệu BMVNAH  năm 2014 đã phong tặng cho 13 bà mẹ, truy tặng cho 101 bà mẹ.  

Trong tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh tổ chức lễ phong tặng cho 2 bà mẹ và truy tặng cho 43 BMVNAH. Trong đó có mẹ Bùi Thị Chửng ở xóm Đồi Chai, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) có 1 con trai duy nhất là liệt sỹ Bùi Văn Tạch, sinh năm 1950. Năm 1971, cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt nhất, ông Bùi Văn Tạch đã xung phong lên đường nhập ngũ khi vừa cưới vợ được 1 tháng. Tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, năm 1972, ông Bùi Văn Tạch đã anh dũng hy sinh. Mẹ Bùi Thị Chửng năm nay đã 97 tuổi. Nhiều năm nay mẹ được người cháu ruột phụng dưỡng. Tuổi già mẹ không mong sự đền đáp nhưng với mẹ, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và đặc biệt là danh hiệu cao quý BMVNAH chính là nguồn động viên, an ủi lớn để xoa dịu nỗi đau. Duy chỉ có điều mẹ luôn trăn trở là vẫn chưa tìm được hài cốt của người con trai duy nhất của mình.  

Cùng với mẹ Chửng, mẹ Nguyễn Thị Chố, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) cũng được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước BMVNAH trong đợt này. Năm nay đã 90 tuổi, mẹ Chố có 2 con là liệt sỹ Nguyễn Văn Thật và liệt sỹ Nguyễn Văn Sắt. Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, năm 1967, 2 anh em cùng lên đường nhập ngũ và chiến đấu cùng 1 đơn vị tại chiến trường miền Nam. Năm 1971, người em Nguyễn Văn Sắt hy sinh, sau 1 năm, người anh Nguyễn Văn Thật cũng có giấy báo tử. Bàn tay run run nâng niu tấm ảnh con, mẹ Chố nghẹn ngào chia sẻ: Người con lớn là liệt sỹ Nguyễn Văn Thật, thì còn may mắn là trước khi nhập ngũ đã có 4  con. Bao nhiêu năm vợ liệt sỹ vẫn thủy chung thờ chồng và nuôi dạy con ăn học trưởng thành, giờ bà đã mất nhưng đã để lại cho mẹ già những đưa cháu trưởng thành, hiếu thảo để an ủi lúc tuổi già. Ông Bùi Văn Sứ, xóm Vó Trên, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) là con BMVNAH Bùi Thị Mềnh thay mặt cho thân nhân các gia đình được truy tặng chia sẻ: Khi nhận được thông tin mẹ được truy tặng danh hiệu BMVNAH, gia đình tôi rất phấn khởi và càng thêm tin tưởng vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với những người có công. Chúng tôi rất tự hào vì được Tổ quốc đền ơn - đáp nghĩa thật xứng đáng. Đây sẽ là bài học giáo dục truyền thống cách mạng có ý nghĩa nhất cho thế hệ con cháu hôm nay và mai sau. 

Vẫn biết các hoạt động, các nghĩa cử cao đẹp, tri ân các gia đình thương binh, liệt sỹ, các BMVNAH là không thể đo đếm nhưng cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, phong trào Đền ơn -đáp nghĩa của tỉnh đã thực sự trở thành hoạt động xã hội nghĩa tình thường xuyên mang tầm giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần xoa dịu bớt nỗi đau thương, mất mát, giúp các gia đình người có công vươn lên trong cuộc sống để các mẹ sống khỏe, trường thọ hơn chứng kiến sự đổi thay của quê hương, đất nước.  

 

                                                                                 Hương Lan

 

 

 

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục