Ngày 3-7, UBND thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp (DN) về kế hoạch thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết 35). Các đồng chí: Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Thành Phong, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND thành phố; lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện và đại diện các DN trên địa bàn dự hội nghị.
TP Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh các giải pháp triển khai Nghị quyết 35 của Chính phủ với các mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng đội ngũ DN có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, với ít nhất 500 nghìn DN hoạt động, trong đó có các DN quy mô lớn, nguồn nhân lực mạnh. Khu vực tư nhân tiếp tục duy trì đóng góp từ 60% đến 62% tổng vốn đầu tư xã hội; năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp 36% trở lên, năng suất lao động xã hội tăng khoảng 65%/năm. Thành phố sẽ đẩy nhanh các giải pháp hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp 2.000 dự án khởi nghiệp sáng tạo thông qua các hoạt động tư vấn, đào tạo, ươm tạo,... Tại hội nghị, các DN kiến nghị, điều cần nhất hiện nay là môi trường đầu tư lành mạnh với thủ tục hành chính nhanh, gọn. Bên cạnh mục tiêu phát triển số lượng, thành phố cần chú trọng định hướng phát triển về chất lượng DN, tạo nên những thương hiệu quốc gia có thể vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Phát biểu ý kiến tại hội nghị, đồng chí Đinh La Thăng ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến thiết thực của cộng đồng DN và nhấn mạnh: TP Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, do đó đặt mục tiêu đạt 500 nghìn DN vào năm 2020 là phù hợp. Để đạt được mục tiêu đề ra, thành phố sẽ tiếp tục tạo môi trường kinh doanh bình đẳng với sự nỗ lực đồng bộ của các sở, ngành; phấn đấu cắt giảm hơn 80% số thủ tục, chi phí hành chính tại các đơn vị vào năm 2020. Thành phố sẽ tiếp tục triển khai chính quyền điện tử với 100% các sở, ngành và UBND quận, huyện có đường dây nóng, hỏi đáp trực tiếp trên cổng thông tin điện tử, đối thoại để kịp thời tiếp nhận phản ánh cũng như hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc cho DN. Theonhandan |
(HBĐT) - Dẫu chỉ cách trung tâm huyện Lạc Sơn khoảng 5 km nhưng hành trình xây dựng NTM ở xã Định Cư lại gặp rất nhiều khó khăn. Sau 5 năm (2011 - 2016), xã mới hoàn thành 7 tiêu chí. Với những thử thách phía trước, cấp ủy, chính quyền và người dân Định Cư xác định cần tập trung hoàn thiện những tiêu chí dễ thực hiện, hướng tới mục tiêu hoàn thành 17/19 tiêu chí vào năm 2019.
(HBĐT) - Theo số liệu Sở NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tích cực triển khai chính sách phát triển nuôi cá lồng, nhờ vậy, số lồng nuôi cá trên hồ sông Đà tăng mạnh tại các vùng nuôi tập trung.
(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao, địa hình chia cắt, thiếu đất sản xuất, đời sống người dân còn khó khăn, chính vì vậy, xây dựng NTM là thử thách rất lớn. Hiện Đà Bắc là huyện duy nhất của tỉnh chưa có xã nào đạt chuẩn NTM. Thực hiện mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 4 xã đạt chuẩn NTM, huyện đang đứng trước vấn đề nan giải khi thực hiện tiêu chí về thu nhập và hộ nghèo.
(HBĐT) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tăng cường cho vay các chương trình về giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, cho vay hộ nghèo, cho vay theo dự án... để có tác dụng lan tỏa về kinh tế, tạo việc làm, phát triển kinh tế địa phương.
(HBĐT) - Theo NHNN chi nhánh tỉnh, tính đến cuối tháng 6, nợ xấu tại các Ngân hàng, TCTD trên địa bàn ước giảm còn 1,1%/tổng dư nợ. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu NHNo&PTNT 1,28%, Ngân hàng TMCP ĐT&PT 4,09%, Ngân hàng TMCP Công Thương 0,9%, Ngân hàng TMCP VPBank 3,81%, Ngân hàng CSXH 0,3%, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 1%. Riêng đối với Ngân hàng TMCP Quân đội chưa có phát sinh nợ xấu. Các quỹ tín dụng nhân dân nợ xấu chiếm 3,64%.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng khá cao. Hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.