Thống đốc Ngân hàng Trung ương Myanmar Kyaw Kyaw Maung trao giấy phép chính thức thành lập chi nhánh BIDV tại Myanmar.
Chiều 1-7, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, tại Thủ đô Naypyitaw (Myanmar), Ngân hàng Trung ương Myanmar (CBM) đã tổ chức lễ trao giấy phép chính thức cho BIDV thành lập chi nhánh hoạt động tại thị trường Myanmar là BIDV Yangon
Đồng thời, chi nhánh cũng bắt đầu hoạt động từ ngày 1-7. Lễ cấp phép được diễn ra sau gần bốn tháng kể từ khi quyết định chấp thuận sơ bộ được công bố ngày 4-3-2016. Đây là thời gian chuẩn bị và đi vào hoạt động ngắn nhất trong số 13 ngân hàng nước ngoài được chấp thuận trong cả hai đợt năm 2014 và 2016. Quy mô vốn cấp cho chi nhánh hoạt động ban đầu là 85 triệu USD. Thực hiện Tuyên bố chung Việt Nam - Myanmar về 12 lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác kinh tế, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng, triển khai nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam giao, tháng 4-2010, BIDV đã chính thức thành lập văn phòng đại diện (VPĐD) tại Myanmar. Kể từ đó đến nay, BIDV đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động tại địa bàn thông qua các hiện diện và vai trò: Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar (AVIM), mở văn phòng đại diện của Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV và thành lập Công ty Tài chính vi mô BIDV Myanmar. Trong hơn sáu năm qua, AVIM/BIDV đã góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Myanmar trên cả ba lĩnh vực kinh tế: đầu tư, thương mại và du lịch, tạo ra làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar, đưa Việt Nam trở thành một trong các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại quốc gia này. Về đầu tư, sau hơn năm năm (đầu năm 2010 đến hết năm 2015), từ hai dự án FDI với tổng vốn là 23,65 triệu USD, Việt Nam đã có 73 doanh nghiệp có mặt tại thị trường Myanmar, trong đó có 10 dự án đầu tư được cấp phép với tổng vốn là 691,6 triệu USD. Về thương mại, trong giai đoạn 2010-2015, quan hệ thương mại hai nước tăng trưởng bình quân 25%/năm. Năm 2015, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hai nước đạt 435 triệu USD, gấp ba lần so với năm 2010 (152,3 triệu USD). Du lịch cũng là lĩnh vực tăng trưởng mạnh mẽ với tổng lượng khách du lịch Việt Việc mở chi nhánh BIDV tại Myanmar lần này đánh dấu việc tham gia chính thức và sâu rộng vào hệ thống tài chính - ngân hàng của Myanmar và cũng phù hợp với chiến lược của BIDV về đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh phát triển tại các địa bàn trọng điểm trong khu vực, nhất là tại các quốc gia có quan hệ kinh tế tốt với Việt Nam. Bên cạnh đó, chi nhánh được kỳ vọng sẽ góp phần kết nối Trong giai đoạn đầu, chi nhánh sẽ tập trung cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Myanmar, các ngân hàng trong và ngoài lãnh thổ Myanmar và các doanh nghiệp bản địa trên cơ sở hợp tác với các ngân hàng bản địa của Myanmar. Bên cạnh đó, BIDV sẽ cung cấp các sản phẩm đặc thù như: chuyển tiền nhanh trong ngày, cho vay tại Myanmar với tài sản bảo đảm tại Việt Nam, thanh toán lương cho các người thụ hưởng tại Việt Nam, thu hộ… đối với các giao dịch giữa Việt Nam và Myanmar.
Theo Nhandan
(HBĐT) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tăng cường cho vay các chương trình về giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, cho vay hộ nghèo, cho vay theo dự án... để có tác dụng lan tỏa về kinh tế, tạo việc làm, phát triển kinh tế địa phương.
(HBĐT) - Theo NHNN chi nhánh tỉnh, tính đến cuối tháng 6, nợ xấu tại các Ngân hàng, TCTD trên địa bàn ước giảm còn 1,1%/tổng dư nợ. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu NHNo&PTNT 1,28%, Ngân hàng TMCP ĐT&PT 4,09%, Ngân hàng TMCP Công Thương 0,9%, Ngân hàng TMCP VPBank 3,81%, Ngân hàng CSXH 0,3%, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 1%. Riêng đối với Ngân hàng TMCP Quân đội chưa có phát sinh nợ xấu. Các quỹ tín dụng nhân dân nợ xấu chiếm 3,64%.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh có mức tăng trưởng khá cao. Hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
(HBĐT) - Thông tin về việc cam Cao Phong bày bán nhiều nơi tại Hà Nội với số lượng lớn trên một số báo, đài T.ư trong khi đã hết mùa đang làm cho người sản xuất, kinh doanh cam chân chính và cả chính quyền huyện Cao Phong lo lắng.
(HBĐT) - Thời điểm trước năm 2013, không riêng địa bàn xã Quy Hậu (Tân Lạc) mà ở nhiều địa phương khi triển khai một số công trình hạ tầng nông thôn gặp trở ngại bởi cấp ủy, chính quyền cơ sở và nhân dân chưa tìm được tiếng nói chung. Với việc thực hiện thành công mô hình đồng thuận trong quản trị đất, hạ tầng giao thông nơi đây có nhiều thay đổi. Mô hình nhận được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền, nhân dân trong xã và ngày càng được phát huy, lan rộng.
)HBĐT) - Qua trận mưa lũ lịch sử tháng 9/2015 và tháng 5/2016, sông Bùi tiếp tục xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ, gây sạt lở một số đoạn, đe doạ và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân dọc tuyến sông.