Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời báo chí sáng 28/7
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, 3 thách thức của nông nghiệp Việt Nam là quy mô manh mún, biến đổi khí hậu và những khó khăn khi hội nhập.
Ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, sáng 28/7, ông Nguyễn Xuân Cường đã có những chia sẻ thẳng thắn với báo chí về những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp trong nhiệm kỳ mới.
PV: Trên cương vị mới, ông có thể nhìn nhận những thách thức đặt ra trong nhiệm kỳ mới đối với lĩnh vực nông nghiệp là gì?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Đối với nông nghiệp nước ta hiện nay thì có 3 thách thức rất lớn: Thứ nhất là nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay về tổng thể vẫn là nền nông nghiệp dựa trên các hộ nhỏ lẻ quy mô. Hiện tại chúng ta có 12 triệu hộ nông dân canh tác trên diện tích đất bình quân mỗi hộ rất thấp, khoảng 0,3 ha. Đây là một trong những rào cản lớn để chúng ta hình thành một nền nông nghiệp tập trung hiệu quả, bền vững.
Thứ hai là biến đổi khí hậu ở nước ta đang diễn ra nhanh hơn cả kịch bản chúng ta dự báo. Việt Nam là một trong 5 nước bị tổn thương lớn nhất. Sáu tháng đầu năm 2016 đã biểu hiện rất rõ điều này, hầu như toàn bộ các vùng lãnh thổ Việt Nam chịu biến đổi khí hậu, trong đó đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, cũng như miền núi phía Bắc.
Thách thức này không chỉ ảnh hưởng toàn bộ cơ cấu sản xuất mà còn làm đảo lộn đời sống của người dân, đặc biệt là bà con ở vùng sâu vùng xa.
Thứ ba, đó là hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong đó có nông nghiệp hiện nay rất sâu rộng. Hiện nay sản phẩm nông nghiệp của nước ta đã đi 180 nước. Bên cạnh cơ hội mở rộng thị trường thì có cả thách thức. Kể cả về chất lượng trong chuỗi giá trị đến an toàn đều là thách thức rất lớn.
Tôi cho rằng đây là 3 vấn đề thách thức lớn cho ngành nông nghiệp nước ta nói chung và khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng.
PV: Vậy trong nhiệm kỳ mới này ông đã có kế hoạch như thế nào trong chương trình hành động của mình?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chương trình hành động thời gian tới, tôi nghĩ câu chuyện đầu tiên đó là vấn đề an toàn thực phẩm, bởi đây là vấn đề nóng hổi, bức xúc của toàn thể nhân dân, toàn bộ xã hội. Bằng tất cả các biện pháp tổng hợp, chúng ta cần phải tập trung vào giải quyết cho được vấn đề an toàn thực phẩm.
Thứ hai là cần tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng từng bước khắc phục ba thách thức mà tôi vừa trình bày: Hộ nhỏ lẻ manh mún, biến đổi khí hậu và vấn đề hội nhập.
Trong 5 năm qua chúng ta đã có được một kết quả rất tốt trong chương trình xây dựng nông thôn mớ. Hiện nay chúng ta đã đạt 22% số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới. Nhưng chúng tôi cho rằng đây mới chỉ là kết quả bước đầu trong những xã đạt đủ tiêu chí vẫn còn những tiêu chí rất bản chất, ví dụ như thúc đẩy sản xuất, vấn đề môi trường, an sinh... Đây là một cách thách thức. 78% số xã còn lại là những xã hết sức khó khăn, đa phần là ở vùng sâu, vùng xa miền núi nên chúng tôi cho rằng phải tập trung vào.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Thông điệp của Thủ tướng thì rất rõ ràng rồi, Chính phủ hành động quyết liệt. Bộ Nông nghiệp là một khu vực mà hiện nay vừa chiếm diện tích rất rộng, 70% về diện tích, gần 70% dân số, 46% lao động nhưng thu nhập ở khu vực này của bà con nông dân lại đang ở mức thấp, và còn nhiều vấn đề nan giải cần giải quyết.
Chính vì vậy, ngành Nông nghiệp cũng đặt ra là hưởng ứng phát động của Thủ tướng thì càng phải có chương trình hành động quyết liệt hơn.
PV: Tiếp quản một vị trí mà như ông nói là đang có nhiều khó khăn như vậy thì cá nhân ông cảm thấy thế nào?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Tôi nghĩ vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là một chủ đề nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước vì chiếm tới 70% dân số. Khu vực này mà làm tốt thì có nghĩa là mục tiêu cơ bản của chúng ta đã làm được.
Chính vì vậy, Bộ NN&PTNT trên cơ sở những kết quả đạt được sẽ phát huy; đồng thời những vấn đề bức xúc thì phải tập trung các nhóm giải pháp để hành động quyết liệt nhằm đảm bảo các mục tiêu chung của ngành nông nghiệp và mục tiêu của Đảng, Chính phủ đặt ra.
Theo VOV
(HBĐT) - Trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch (tiêu chí số 1) đóng vai trò then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chí còn lại. Trên địa bàn tỉnh, sau hơn 5 năm đồng loạt triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng NTM ở các địa phương đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, qua đó thúc đẩy phát triển KT-XH, thay đổi diện mạo nông thôn.
(HBĐT) - Thanh Lương (Lương Sơn) là 1 trong 12 xã được BCĐ xây dựng NTM tỉnh chọn về đích NTM vào năm 2016. Chính vì thế, BCĐ xây dựng NTM xã tập trung nguồn lực để rà soát, thực hiện các tiêu chí còn lại, sớm đưa xã Thanh Lương đạt chuẩn NTM đúng như kế hoạch đề ra.
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Kim Bôi, trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện có 132.819 triệu đồng vốn huy động xây dựng NTM.
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, huyện Lạc Thủy đã tổ chức 24 lớp tập huấn chuyển giao KH-KT với 1.135 lượt người tham gia. Từ các nguồn vốn lồng ghép và nhân dân đóng góp đã thực hiện 12 mô hình phát triển sản xuất, chủ yếu là các mô hình trình diễn khảo nghiệm các giống lúa, ngô mới trên địa bàn.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có 12.381 ha vườn tạp, cho thu nhập trung bình 10,8 triệu đồng/ha/năm. Trong khi đó, những diện tích vườn tạp đã được cải tạo (khoảng 6.349 ha) cho thu nhập trung bình 58 triệu đồng/ha/năm, thậm chí nhiều diện tích đã được chuyển đổi thành công mang lại thu nhập từ 400 - 600 triệu đồng/ ha/năm. Chỉ cần một so sánh đơn giản cũng có thể thấy giá trị kinh tế nổi bật mà việc cải tạo vườn tạp mang lại cho 1 hộ sản xuất nông nghiệp. Chưa kể đến những giá trị bền vững khác như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung…
(HBĐT) - Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 của xã Thượng Bì (Kim Bôi) chỉ đạt 10 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo theo điều tra đa chiều chiếm 32,5%; mới có 1/3 trường đạt chuẩn quốc gia. Do đó, việc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp được xã Thượng Bì tập trung cao nhất cho việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững; huy động các nguồn lực xây dựng trường học đạt chuẩn và từng bước hoàn thành xây dựng NTM.