(HBĐT)-Sở NN&PTNT vừa có văn bản chỉ đạo về việc chủ động khắc phục hậu quả do cơn bão số 1 đối với sản xuất trồng trọt.
Theo số liệu từ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, do ảnh hưởng của cơn bão số 1, toàn tỉnh đã có 1.789,6 ha lúa mùa và cây trồng bị ảnh hưởng do mưa lũ, trong đó, diện tích cây ăn quả có 354 ha. Để kịp thời khắc phục hậu quả do mưa lũ đối với sản xuất trồng trọt, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn cơ sở và người sản xuất thực hiện tốt các nội dung sau:
Đối với lúa: Cần phân loại diện tích bị ngập úng, chú ý những diện tích lúa mới cấy, những chân ruộng trũng. Huy động mọi nguồn lực để tiêu úng, khơi thông các dòng chảy như mương máng, sông ngòi. Không để cây lúa bị ngập lâu, nếu gặp nắng nóng sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển, thậm chí gây thối và chết lúa.
Với diện tích lúa bị ngập chủ động áp dụng biện pháp tiêu úng, rửa lá làm sạch bùn ngay khi nước rút, đồng thời tiến hành làm cỏ, sục bùn, tăng cường chăm sóc, bón phân giúp lúa nhanh phục hồi. Với diện tích lúa cuối đẻ nhánh - đứng cái bón thúc sớm, bổ sung thêm phân Kali và các chất hỗ trợ sinh trưởng, phân qua lá giúp lúa sớm phân hóa đòng...
Với những diện tích lúa mới cấy bị vùi lấp không còn khả năng phục hồi cần khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, làm đất ngay sau khi nước rút để gieo cấy lại. Những nơi còn mạ dự phòng có thể sử dụng để cấy lại. Những nơi không còn mạ dự phòng có thể sử dụng một số giống lúa cực ngắn ngày như (CN2, MĐ1, P6ĐB) để gieo xạ, xong trước 10/8/2016.
Đối với cây rau mầu ngắn ngày: Diện tích ngô, mía,... bị đổ ngã cần dựng lại cây, tạo rãnh thoát nước, rửa lá làm sạch bùn đất; tăng cường chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh tạo điều kiện cho cây hồi phục. Diện tích lạc bị ngập khẩn trương rửa lá làm sạch bùn, xới phá váng tạo độ thoáng khí cho bộ rễ, chủ động phun phòng tránh bệnh thối gốc.
Đối với cây ăn quả: Diện tích cây ăn quả trồng ở khu vực trũng, bị ngập nước cần khẩn trương vét rãnh xung quanh tán để thoát nước; loại bỏ rác trên cây, rửa bùn bám trên lá để tăng khả năng quang hợp, cắt bỏ những cành bị gãy; xới nhẹ lớp đất mặt để thông khí, tưới bổ sung các chế phẩm khích thích ra rễ và chế phẩm Tricoderma để hạn chế bệnh thối rễ; phun phòng một số một số loại bệnh cho cây bằng các loại thuốc gốc đồng, thuốc trừ nấm như Ridomil Gold, Carbenzim, Aliette,... Riêng đối với cây nhãn sắp cho thu hoạch không nên bón phân, việc chăm sóc sẽ thực hiện ngay sau khi thu hoạch quả để giúp cây nhanh phục hồi.
P.V
(HBĐT) - Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Lương Sơn vừa tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
(HBĐT) - Sáng 29/7, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và biểu dương tập thể cá nhân điển hình tiên tiến năm 2016.
(HBĐT) - Trong những năm qua, huyện Đà Bắc dành hàng chục tỷ đồng đầu tư vào giao thông nông thôn. Năm 2015, nhiều tuyến đường mới hoàn thành đã góp phần giúp người dân từng bước phát triển kinh tế, đưa bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi.
(HBĐT) - Thứ hai: Thẩm quyền và trình tự, thủ tục xử phạt hành chính trong lĩnh vực KBNN: Thẩm quyền lập biên bản xử phạt bao gồm: Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố; thanh tra chuyên ngành và công chức Kho bạc Nhà nước được giao nhiệm vụ kiểm soát chi.
(HBĐT) - Ông Phan Văn Lợi (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đính chính trong những trường hợp nào?
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, 3 thách thức của nông nghiệp Việt Nam là quy mô manh mún, biến đổi khí hậu và những khó khăn khi hội nhập.