(HBĐT) - Ông Phan Văn Lợi (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đính chính trong những trường hợp nào?
Trả lời: Khoản 1, Điều 106, Luật Đất đai quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
- Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp giấy chứng nhận của người đó;
- Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
V.H (TH)
(HBĐT) - Từ ngày 10 – 26/7, Hội ND tỉnh đã mở 4 lớp tập huấn tuyên truyền về xây dựng NTM cho tổng số 300 cán bộ nòng cốt Hội ND các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Kỳ Sơn và Kim Bôi.
(HBĐT) - Trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch (tiêu chí số 1) đóng vai trò then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chí còn lại. Trên địa bàn tỉnh, sau hơn 5 năm đồng loạt triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng NTM ở các địa phương đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, qua đó thúc đẩy phát triển KT-XH, thay đổi diện mạo nông thôn.
(HBĐT) - Thanh Lương (Lương Sơn) là 1 trong 12 xã được BCĐ xây dựng NTM tỉnh chọn về đích NTM vào năm 2016. Chính vì thế, BCĐ xây dựng NTM xã tập trung nguồn lực để rà soát, thực hiện các tiêu chí còn lại, sớm đưa xã Thanh Lương đạt chuẩn NTM đúng như kế hoạch đề ra.
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Kim Bôi, trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện có 132.819 triệu đồng vốn huy động xây dựng NTM.
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, huyện Lạc Thủy đã tổ chức 24 lớp tập huấn chuyển giao KH-KT với 1.135 lượt người tham gia. Từ các nguồn vốn lồng ghép và nhân dân đóng góp đã thực hiện 12 mô hình phát triển sản xuất, chủ yếu là các mô hình trình diễn khảo nghiệm các giống lúa, ngô mới trên địa bàn.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có 12.381 ha vườn tạp, cho thu nhập trung bình 10,8 triệu đồng/ha/năm. Trong khi đó, những diện tích vườn tạp đã được cải tạo (khoảng 6.349 ha) cho thu nhập trung bình 58 triệu đồng/ha/năm, thậm chí nhiều diện tích đã được chuyển đổi thành công mang lại thu nhập từ 400 - 600 triệu đồng/ ha/năm. Chỉ cần một so sánh đơn giản cũng có thể thấy giá trị kinh tế nổi bật mà việc cải tạo vườn tạp mang lại cho 1 hộ sản xuất nông nghiệp. Chưa kể đến những giá trị bền vững khác như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung…